58
Bảng 3.6 dưới đây sẽ trình bày sự so sánh MEPS của máy ĐHKK ở Việt Nam được quy định bởi Tiêu chuẩn TCVN 7830:2012 và MEPS của Úc được quy định bởi tiêu chuẩn AS/NZS 3823.2-2010.
Chủng loại Năng suất lạnh danh định φ, kW
MEPS
Úc Việt Nam Chênh lệch %
Một cụm φ <7,5 2,84 2,3 19 7,5 φ < 19 2,75 2,3 16,4 Hai cụm, không ống gió φ < 4 3,33 2,6 21,9 4 ≤ 7,5 2,93 2,5 14,67 7,5 ≤ ≤10 2,93 2,4 18 10≤ ≤19 2,75 2,4 12,7
Bảng 3.6 So sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của TCVN 7830-2012 và MEPS của Úc
Khi so sánh mức MEPS của Việt Nam so với Úc thì cho thấy đối với máy ĐHKK một cụm thì cho thấy MEPS của Việt Nam đang thấp hơn khoảng 16,4 đến 19%.
Đối với máy ĐHKK hai cụm có năng suất lạnh thấp hơn 4kW thì MEPS của Việt Nam thấp hơn khoảng 21,9%, từ 4 đến 7,5kW thấp hơn khoảng 14,67%, lớn hơn 7,5 kW tới 10kW thấp hơn 18%, từ 10 tới 14 kW thấp hơn 12,7%.
3.3.1.3 So sánh với MEPS của các nƣớc Châu Âu
Bảng 3.7 dưới đây cho chúng ta sự so sánh tương đối giữa các cấp năng lượng dành cho máy ĐHKK của Châu Âu và mức MEPS của Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện nay tại các nước Châu Âu vì nhiều lý do cho tới nay vẫn chưa thông qua được mức MEPS dành cho máy ĐHKK. Tuy nhiên hiệu suất năng lượng của ĐHKK được phân ra các cấp từ A-G, trong đó mức A là chỉ số MEPS cao nhất và G là thấp nhất. Phổ biến nhất tại Châu Âu là các thiết bị cấp A-C.
59
Bảng 3.7 So sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của TCVN 7830-2012 và các nước Châu Âu
Cấp Giải nhiệt bằng gió MEPS ( Việt Nam)
Loại rời, 2 hoặc nhiều cục
A 3,2 < EER B 3 < EER ≤ 3,2 C 2,6< EER ≤ 2,8 D E 2,4 < EER ≤ 2,6 2,6÷2,5 F 2,2 < EER ≤ 2,4 2,4 G EER ≤ 2,2
Từ bảng trên cho thấy mức MEPS của Việt Nam chỉ tương đương với mức MEPS của EU là cấp E, F như vậy rõ ràng rằng khoảng cách MEPS của Việt Nam với EU là rất lớn.
3.3.1.4 So sánh với MEPS Nhật Bản
Dưới đây bảng 3.8 trình bày các mức MEPS của máy ĐHKK Nhật Bản so sánh với mức MEPS của Việt Nam xác định theo chỉ số EER (ở Nhật chỉ số EER vẫn được gọi là COP)
Bảng 3.8 So sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của TCVN 7830-2012 và Nhật Kiểu Năng suất lạnh danh định φ, kW Cấp MEPS
Nhật Việt Nam Chênh %
Một cụm A 2,67 2,3 13,85
60 Kiểu Năng suất lạnh danh định φ, kW Cấp MEPS
Nhật Việt Nam Chênh % tường (trừ loại multi) 2,5 < φ ≤ 3,2 C 3,64 2,6 28,57 3,2 <φ ≤ 4 D 3,08 2,6 15,58 4 <φ ≤ 7,1 E 2,91 2,5 14,1 7,1 < φ F 2,81 2,4 14,59 Loại khác không ống gió φ ≤ 4 G 2,88 2,6 9,7 4 <φ ≤ 7,1 H 2,85 2,5 12,28 7,1 < φ I 2,85 2,4 15,78
Nhìn trên bảng so sánh ta thấy Nhật Bản họ đưa ra nhiều dải năng suất lạnh cho máy ĐHKK và đưa ra nhiều mức MEPS khác nhau tương ứng cho từng loại điều hòa. Khi so sánh mức MEPS ta thấy MEPS của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản. Ở cùng dải năng suất lạnh nhỏ hơn 4kW thì MEPS của máy ĐHKK ở Việt Nam thấp hơn khoảng từ 15,58 ÷28,57%, từ 4 đến 7kW thấp hơn khoảng 14%, trên 7kW thấp hơn khoảng 14,59% dành cho máy ĐHKK hai mảnh treo tường. Đối với các loại khác đặt sàn, áp trần, catssette về con số này khoảng từ 9,7÷15,78%.
3.3.1.5 So sánh với MEPS Hàn Quốc
Dưới đây bảng 3.9 trình bày các mức MEPS của máy ĐHKK Hàn Quốc so sánh với mức MEPS của Việt Nam xác định theo chỉ số EER (tuân theo tiêu chuẩn TCVN 7830:2012).
Bảng 3.9 So sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của TCVN 7830-2012 và Hàn Quốc
Chủng loại Năng suất lạnh danh định φ, kW
MEPS
61 Chủng loại Năng suất lạnh danh định
φ, kW
MEPS
Hàn Việt Nam Chênh lệch %
Một cụm Mọi dải 2,88 2,3 20,1 Hai cụm, không ống gió < 4 3,37 2,6 22,84 4 ≤≤ 10 2,97 2,5 15,82 10 ≤≤ 17,5 2,76 2,4 13 17,5 ≤≤ 23 2,63 - -
Khi so sánh mức MEPS của Việt Nam so với Hàn Quốc cho thấy đối với máy ĐHKK một cụm MEPS của Việt Nam đang thấp hơn khoảng 20,1 %.
Đối với máy ĐHKK hai cụm có năng suất lạnh thấp hơn 4kW thì MEPS của Việt Nam thấp hơn khoảng 22,84%. Đối với máy ĐHKK có NSL từ 4 đến 10 kW thấp hơn khoảng 15,82% và từ 10 tới 14 kW thấp hơn 13%.
3.3.1.6 So sánh với MEPS Thailand
Phần lớn máy ĐHKK nhập vào thị trường Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Thailand, so sánh mức MEPS dành cho máy ĐHKK ở Việt Nam và Thailand đươc thể hiện trong bảng 3.10 sau đây
Bảng 3.10 So sánh mức MEPS của Thailand và Việt Nam Chủng loại Năng suất lạnh danh định
φ, kW
MEPS
Thailand Việt Nam Chênh lệch %
Một cụm φ 8 2,82 2,3 18,4 8< φ 12 2,53 2,3 9,1 Hai cụm, không ống gió φ <4,5 2,82 2,6 7,8 4,5 φ 7 2,82 2,5 11,34 7< φ 8 2,82 2,4 14,89 8< φ 12 2,53 2,4 5,14
62
Từ bảng 3.10 cho thấy mức MEPS của Việt Nam so với Thailand loại máy ĐHKK một cụm thì MEPS của Việt Nam đang thấp hơn khoảng 9 - 18,4%.
Đối với máy ĐHKK hai cụm có năng suất lạnh thấp hơn 4,5kW thì MEPS của Việt Nam thấp hơn khoảng 7,84%. Đối với máy ĐHKK có năng suất lạnh từ 4,5 đến 7kW thấp hơn khoảng 11,4% và từ 8 tới 12 kW thấp hơn 5,14%.
3.3.1.7 So sánh với MEPS của Malaysia
Mức MEPS của Việt Nam so với Malaysia được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.11 So sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS dành cho máy ĐHKK của
Việt Nam và Malaysia Chủng loại Năng suất lạnh định
mức , kW
MEPS
Malaysia Việt Nam Chênh lệch % Hai cụm, không ống gió <4,5 kW 2,8 2,6 7,14 4,5≤ 7,1 2,35 2,5 -6,38
Từ các số liệu ở bảng trên có thể thấy trong dải năng suất lạnh nhỏ hơn 4,5kW (15000 BTU/h) là dải tập trung phần lớn máy ĐHKK gia dụng được sử dụng tại Việt Nam (85÷90%), MEPS của Việt Nam thấp hơn Malaysia khoảng 7,14%. Chỉ trong dải máy ĐHKK có năng suất lạnh lớn hơn thì MEPS của Việt Nam cao hơn. Lý do chính là mức MEPS của Malaysia hiện nay cũng đang được cân nhắc để nâng lên, còn mức cũ đã được sử dụng từ trước đây. Với các ĐHKK có năng suất lạnh φ > 7,1 kW, Malaysia muốn hỗ trợ cho việc xuất khẩu nên để mức MEPS không cao.
Tóm lại từ kết quả so sánh hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của máy ĐHKK xác định theo EER giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, ta thấy mức MEPS của Việt Nam đang ở ngưỡng thấp của thế giới và các nước trong khu vực.
Đối với loại máy ĐHKK một cục (cửa sổ) con số này là từ 8-20%
Đối với loại máy ĐHKK hai cụm có năng suất lạnh từ 7 kW (24000BTU/h) trở xuống là nhóm máy ĐHKK chiếm tới hơn 98% thị phần. Trong đó đặc biệt so
63
với MEPS của Trung Quốc và Thailand là hai nước có nhiều sản phẩm xuất vào Việt Nam nhất, con số này lần lượt là 18,75÷19,35% và 7,8÷11,34%;
Đối với loại máy ĐHKK hai cụm có năng suất lạnh lớn hơn 7 kW, MEPS của Việt Nam thấp hơn các nước khác từ 5÷20%. Đặc biệt thấp hơn Trung Quốc từ 14- 20%.
Với mức MEPS thấp của Việt Nam như hiện nay sẽ không hạn chế được các sản phẩm điều hòa gia dụng có mức tiêu thụ năng lượng cao thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Làm cho các nhà hoạch định chính sách khó quản lý được chất lượng của các sản phẩm, vì vậy cần thiết phải có lộ trình tăng MEPS của Việt Nam lên cao hơn để tạo ra rào cản các sản phẩm tiêu tốn năng lượng cũng như các sản phẩm kém chất lượng, nhưng cũng phải nghiên cứu kỹ mức MEPS đề xuất để không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất các thiết bị trong nước và cũng cần có lộ trình để cho các nhà sản xuất thiết bị thay đổi công nghệ mới cho các sản phẩm
3.4 So sánh mức độ MEPS theo hệ số CSPF của Việt Nam so với MEPS của các nƣớc trên thế giới nƣớc trên thế giới
Sau đây sẽ so sánh mức MEPS xác định theo hệ số CSPF cho ĐHKK biến tần của Việt Nam và một số nước khác đã áp dụng các hệ số này và hệ số tương tự, như SEER, AEER.
Có thể thấy hiện nay trên thế giới có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng đồng châu Âu áp dụng hệ số tích hợp CSPF để xác định hiệu suất năng lượng của ĐHKK trong toàn mùa hoạt động. Trên thực tế các giá trị này tương đối khác nhau do mỗi nước có một điều kiện khí hậu riêng, ngoài ra phương pháp xác định hệ số CSPF cũng khác nhau. Nhưng để dễ so sánh, trong tài liệu [28,29] các tác giả đã khá công phu quy đổi toàn bộ các giá trị này về giá trị CSPF được tính toán theo ISO 16358-1:2013, tương đương với TCVN 7831:2012 của Việt Nam. Do đó chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng các giá trị CSPF này để so sánh với mức MEPS của Việt Nam. Sự sai lệch tương đối giữa các mức MEPS trên được thể hiện trong bảng 4.12.
64
Nhìn trên bảng so sánh, chúng ta thấy mức MEPS tối thiểu theo chỉ số CSPF của các nước khác trên thế giới là rất cao, trong đó Nhật Bản và Mỹ và EU là những nước có chỉ số là cao nhất. So với các mức MEPS của các quốc gia này mức MEPS xác định theo hệ số CSPF của Việt Nam đang thấp hơn từ 27,46÷59,45%.
Nếu so sánh với các Hàn Quốc và Trung Quốc là các quốc gia mới áp dụng hệ số CSPF thì mức MEPS của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước này từ 10,17÷22,48%.
Các con số trên đây cho thấy mức MEPS xác định theo hệ số CSPF mà tiêu chuẩn TCVN 7830:2012 đề ra là quá thấp so với mức mà các nước đã áp dụng hệ số này ban hành. Điều này lý giải một thực trạng là gần như các loại ĐHKK biến tần cũng có hiệu suất năng lượng xác định theo CSPF được quy định bởi các tiêu chuẩn TCVN 7830/7831:2012 đạt bốn hoặc năm sao. Do đó rất khó phân loại được mức độ tiết kiệm năng lượng của các loại ĐHKK biến tần khác nhau, đây là một thực tế cần khắc phục.
65
Mỹ EU China Korea Japan
2006 2013 2013 2014 2014 2014 2014 2008 2004 2012 2012 <19 kW <12kw GWP< 150 <12kw GWP> 150 < 6kW GWP< 150 < 6kW GWP> 150 6-12 kW GWP< 1 50 6-12kw GWP> 150 VSD< 4,5 kW VSD< 4,5 kW <3,2 kW 6-28 kW MEPS 4,38 3,25 3,6 4,12 4,57 3,86 4,28 3,87 3,34 7,4 5,5 So sánh với MEPS Việt Nam (%) 31,5÷ 40,6 7,69÷20 - 27,18÷32 34,35÷ 38,73 27,46÷ 32,64 34,58÷ 39,25 22,48 10,17 59,45 49÷52, 27
66
Kết quả so sánh chỉ số hiệu suất năng lượng tối thiểu MEPS của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới cho thấy mức MEPS của Việt Nam là rất thấp. So với Trung Quốc đối với máy ĐHKK có năng suất lạnh không vượt quá 7kW (khoảng 24000BTU/h) mức MEPS của Việt Nam theo chỉ số EER thấp hơn từ 14% cho tới 20%, trung bình 15-16%. So với Thailand mức này dao động từ 7,8% tới 11,34%. Do đó MEPS xác định theo chỉ số EER TCVN 7830:2012 là rất thấp so với các nước trong khu vực, vì thế cần thiết xem xét nâng mức MEPS của Việt Nam lên nếu không Việt Nam trở thành bãi rác của thiết bị chất lượng thấp trong lĩnh vực ĐHKK.
MEPS xác định theo CSPF TCVN 7830:2012 lại càng thấp. Mức MEPS này của Việt Nam hiện đang thấp hơn từ 10,17% cho tới 59,45%. Do đó trên thực tế khi áp dụng hệ số CSPF để phân cấp năng lượng cho ĐHKK biến tần từ ngày 1/01/2014 xảy ra vấn đề là phần lớn thiết bị đạt 5 sao. Như vậy khó phân biệt hiệu suất năng lượng của các thiết bị, chỉ có thể chứng tỏ ĐHKK biến tần có khả năng TKNL hơn hẳn ĐHKK thông thường. Do vậy trong tương lại nên có sự hiệu chỉnh lại để nâng mức MEPS theo chỉ số CSPF lên cho phù hợp với mặt bẳng của thế giới.
Hiện nay CSPF mới chỉ được áp dụng cho điều hòa không khí biến tần, còn điều hòa không khí thông thường vẫn được dán nhãn năng lượng bắt buộc theo hệ số EER. Điều này dẫn tới một số bất cập sau:
i) Có hai loại chỉ số cùng đánh giá về mặt hiệu suất năng lượng cho cùng một đối tượng điều hòa không khí gia dụng (< 48000 Btu/h), do đó phải có các loại MEPS khác nhau cho các loại điều hòa này. Điều này dẫn tới phải có hai bảng phân loại năng lượng khác nhau theo EER và CSPF, từ đó dẫn tới phải có hai cách phân loại cấp năng lượng khác nhau cho điều hòa gia dụng;
ii) Hơn nữa hai chỉ số EER và CSPF lại không hoàn toàn đồng nhất. Vì thế nếu hai loại máy điều hòa không khí biến tần và máy điều hòa không khí không biến tần có cùng cấp độ sao năng lượng như nhau thì khó có thể so sánh được loại nào sẽ tiết kiệm năng lượng hơn;
67
năng lượng của điều hòa không khí thường dùng trong điều kiện thức tế hiện nay. Qua việc so sánh mức MEPS của Việt Nam theo chỉ số EER và CSPF của ĐHKK có công suất nhỏ hơn 48000BTU/h theo TCVN 7830 : 2012 với các nước khác trên thế giới và khu vực, hiện mức MEPS của Việt nam đang ở mức thấp. Do đó cần thiết phải có các biện pháp và lộ trình tăng mức MEPS, sao cho không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước và thu hẹp dần khoảng cách MEPS với các nước khác để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nên nhập hai mức MEPS riêng biệt theo hai chỉ số EER và CSPF dành tương ứng cho các loại điều hòa thường và điều hòa biến tần thành một mức chung tính theo chỉ số CSPF để giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá về mặt tiêu thụ năng lượng của các loại sản phẩm này.
68
HIỆU SUẤT THẤP
4.1 Nguyên tắc chung xây dựng MEPS cho điều hòa không khí
Việc xác định MEPS không chỉ dựa trên một sản phẩm cụ thể, mà dựa trên các mức đánh giá hiệu suất năng lượng trung bình trên chủng loại sản phẩm tương ứng trên thị trường đó. Nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm trên thị trường, hạn chế lưu thông các sản phẩm tiêu tốn năng lượng, nhưng đồng thời cũng không gây tổn hại đến các nhà sản xuất.
MEPS không hoàn toàn cố định, mà nên được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp hơn, cập nhật hơn. Với các điều kiện kinh tế kỹ thuật và tính chất cạnh tranh của mỗi quốc gia, nhằm hạn chế lưu thông các sản phẩm có phân cấp năng lượng thấp để hướng tới việc tiết kiệm năng lượng. Khống chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào môi trường, cũng như bảo hộ các sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao được sản xuất trong nước.
Để xây dựng mức MEPS thích hợp cho Việt Nam trong thời gian tới cần thiết phải căn cứ vào các yếu tố sau:
i) Kết quả nghiên cứu đánh giá thị trường ĐHKK trong giai đoạn 2010-2014. Trong đó đánh giá được thị phần của các ĐHKK có hiệu suất năng lượng thấp;
ii) Tỉ lệ các máy ĐHKK lắp ráp nội địa đạt cấp hiệu suất năng lượng không sao và một sao;
iii) Kết quả nghiên cứu đánh giá mức MEPS của Việt Nam so với các nước trong khu vực cho tới năm 2014;
Chương trình mục tiêu Quốc gia về tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2012-2015 là