7. Bố cục luận văn
2.2. Bảo vệ hậu phương kháng chiến
2.2.1.Công tác giữ vững an ninh, trật tự bảo vệ hậu phương.
Thanh Hóa là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để chống phá. Vì vậy, bảo vệ hậu phương, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, dưới sự giật dây của đế quốc Mỹ các thế lực thù địch, tay sai thân Mỹ luôn tìm mọi cách để chống phá, làm rối loạn nền chính trị, an ninh đồng thời chia rẽ khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm lung lay ý chí, tinh thần đánh Mỹ của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đặc biệt, sau thất bại của Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trước khi rút quân về nước bên cạnh việc chi viện cho nguy quân, ngụy quyền Sài Gòn, Mỹ còn cử thiếu tướng Mua-ray cầm đầu tổ chức (DAO) trá hình dưới dạng dân sự để chỉ huy bọn tay sai chống phá cách mạng ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam.
Được sự giúp đỡ của Mỹ, tập đoàn tay sai trong và ngoài nước ra sức phá hoại hiệp định, chúng tăng cường chống phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Năm 1973, chúng tăng cường chống phá hậu phương Thanh Hóa, bọn tay sai, gián điệp biệt kích ra sức truyền đơn nói xấu Đảng, chính quyền tỉnh. Riêng ở huyện Thường Xuân, chúng cho thành lập tổ chức “ Phục quốc đồng minh hội” với mưu đồ tập hợp lực lượng, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng, đón lực lượng phản cách mạng do Ngụy quyền Sài Gòn tung ra để phá hoại, làm lung lay ý chí chiến đấu và xây dựng làm nhiệm vụ chi viện của hậu phương Thanh Hóa cho tiền tuyến miền Nam.
Tiếp tục thực hiện chỉ thị về phòng chống gián điệp biệt kích của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhận thấy trách nhiệm của mình, các cơ quan quân sự, công an cùng với lực lượng vũ trang tại chỗ trên địa bàn các huyện xây dựng phương án, tổ chức huấn luyện tăng cường công tác tuần tra phòng chống gián điệp biệt
kích. Nhờ đó mà, các lực lượng công an, bộ đội biên phòng cùng với lực lượng vũ trang tại chỗ trên địa bàn tỉnh, đã đập tan mọi âm mưu, tiêu diệt và phá tan các tổ chức của các thế lực phản động. Kết quả là, ta đã thu hồi đài tâm lý chiến, truyền đơn, bạc giả của địch thả từ máy bay xuống, từ biển vào. Công an tỉnh đã lập chuyên án đập tan cái gọi là “ Phục quốc đồng minh hội” mà bọn phản động nhen nhóm ở khu vực Thường Xuân. Nhân dân các địa phương trong tỉnh, kiên quyết đấu tranh không nghe đài địch, không tiết lộ bí mật quân sự.
Các xã vùng biên giới đã cùng với công an vũ trang đồn biên phòng Na Mèo ngăn chặn bọn thổ phỉ, gián điệp, biệt kích hoạt động phá hoại, bắt sống một số tên và thu nhiều vũ khí, điện đài của chúng.
Công an các huyện Đông Sơn, Hậu Lộc và các địa phương trong tỉnh đã tích cực hoạt động bảo vệ an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, bảo vệ an toàn kho tàng, hàng hóa, phương tiện của Nhà nước, tài sản , tính mạng của nhân dân, khôi phục lại tình hình ổn định trị an trong tỉnh.
Như vậy, với công tác an ninh, trật tự toàn xã hội được tiến hành bằng những phương án và chiến lược chặt chẽ có hiệu quả, đã đập tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù, phản động trong nước, góp phần giữ vững nền an ninh, trật tự an toàn xã hội. Điều đó, đã làm cho nhân dân trong tỉnh giữ vững niềm tin vào Đảng, vào chính quyền địa phương, yên tâm trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, xây dựng hậu phương Thanh Hóa ngày càng vững mạnh, góp phần cùng với quân và dân miền Nam đánh thắng ngụy quân - ngụy quyền Sài Gòn dưới sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi thống nhất đất nước.
2.2.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ. Do thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh mà các vị tổng thống Mỹ đã vạch ra trong cuộc chiến tranh xâm lược và nô dịch thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt Nam, chúng đã từng bước tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc là một chiến lược quan trọng của Mỹ trong kế hoạch xâm lược Việt Nam. Những người cầm đầu chính giới Mỹ tin tưởng rằng, chiến tranh phá hoại sẽ ngăn chặn có hiệu quả sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc cho miền Nam; bao vây cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam; đồng thời phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc, uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí quyết tâm
kháng chiến của nhân dân ta. Thông qua sức mạnh của hải quân và không quân trong việc bắn phá, hy vọng cũng cố tinh thần cho ngụy quyền Sài Gòn, cũng như chính giới Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới mà Mỹ đang ra sức tiến hành ở miền Nam Việt Nam.
Cùngvới việc tăng cường bọn gián điệp, bọn thổ phỉ và các tổ chức phản động chống phá miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà Thanh Hóa là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân và hải quân của Mỹ.
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè năm 1972 của quân và dân miền Nam, đã đẩy địch vào tình thế nguy khốn. Trước thất bại này, đế quốc Mỹ đã mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ồ ạt đánh phá miền Bắc, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng ở miền Bắc, cắt đứt nguồn chi viện cho chiến trường miền Nam, cứu nguy cho sự sụp đỗ của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Trước tình hình đó, tháng 1/1972, Tỉnh ủy Thanh Hóa ra chỉ thị cho các ban ngành, địa phương “tăng cường mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi
hoạt động chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ”[61]. Chỉ
thị nhấn mạnh: khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu và đưa các lực lượng vào tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, nhất là vùng trọng điểm Hàm Rồng. Các địa phương trong tỉnh khẩn trương tiến hành công tác phòng không, sơ tán. Chỉ trong một thời gian ngắn toàn tỉnh đã làm được 267.676 hầm chữ A, 376.245 hầm cá nhân, 945 km hào giao thông, tổ chức 217 trạm báo động phòng không. Còn các đơn vị trực tiếp nhanh chóng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để sẵn sàng vào trận chiến đấu.
Do chủ động và làm tốt công tác chuẩn bi chiến đấu, nên trong hai ngày 13 và 14/4/1972, quân và dân Hàm Rồng đã đập tan trận tập kích quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B52 của không quân Mỹ, bắn rơi 1 máy bay B52 và 3 máy bay phản lực khác. Đây là bằng chứng khẳng định sức mạnh của quân và dân Thanh Hóa hoàn thành quyết tâm và có đủ khả năng đánh thắng máy bay chiến lược B52 và mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ.
Cay cú trước thất bại của cuộc tập kích B52 vào ngày 13 và 14/4/1972, từ ngày 21 đến ngày 27/4/1972, không quân Mỹ triển khai một đợt tập kích mới vào Hàm Rồng, Ghép, đảo Mê, đảo Nẹ... Ngày 17/9/1972, tàu địch lại vào đánh phá bờ biển tỉnh ta. Các đại đội pháo binh 5, 9 thuộc trung đoàn 57 đã bắn một tàu khu trục hạm của giặc. Chiến công này đã cỗ vũ các lực lượng pháo bờ biển chiến đấu và chiến thắng. Ngày 24/4 đến ngày 2/6/1972 bộ đội đảo Mê, đại đội 16 pháo binh, bộ đội địa phương, bộ đội pháo binh trung doàn 57 và dân quân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) lại liên tiếp bắn cháy 3 tàu chiến của địch [39,tr.208].
Với bản chất tàn bạo, đế quốc Mỹ đã sử dụng những loại vũ khí hiện đại nhất đánh phá giao thông. Từ ngày 26/5/1972 đến ngày 30/9/1972, địch thực hiện kế hoạch “Tác chiến lãnh thổ” phản kích Quảng Trị. Thời kì này ở Thanh Hóa, chúng tập trung đánh vào đường sắt, đường 1A, đường 15, các cửa lạch. Tất cả các cầu, ga đường sắt bị chúng đánh đi đánh lại nhiều lần. Thâm độc hơn chúng còn thả bom TN dày đặc xuống các cửa sông, cửa lạch nhất là các ngày 1/6, 6/8 và ngày 8/9/1972 chúng thả nhiều đợt xuống đường 1A và 5 cửa lạch. ở Hàm Rồng chúng đánh phá ngày một ác liệt [39,tr.213]. Ngày 13/9, chúng dùng bom laze phóng từ xa đánh vào cầu Hàm Rồng, cầu trúng bom bị thương nặng một nhịp phía Bắc. Mục đích của chúng đánh vào tất cả các tuyến giao thông đường sát, đường thủy, đường bộ ... hòng cắt đứt các mạch máu giao thông, hạn chế sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho cuộc tấn công chiến lược cuối năm 1972 của quân và dân ta ở chiến trường miền Nam và chiến trường Quảng Trị.
Nhận định đúng âm mưu của địch, ta chủ trương tổ chức lực lượng chốt giữ các trọng điểm Lèn, Bái Thượng, Đảo Mê, Đảo Nghi Sơn... . Với tinh thần lập công xuất sắc, ngày 31/5 và ngày 3/9/1972, quân và dân Đảo Nghi Sơn bắn rơi 2 chiếc máy bay, ngày 30/6 và ngày 11/9/1972 tiểu đoàn 7 bắn rơi 2 chiếc; ngày 29/5 dân quân Thanh Thủy bắn rơi 1 chiếc; ngày 30/7 nữ dân quân Hoa Lộc bắn rơi 1 chiếc; như vậy, chỉ từ ngày 29/5 đến ngày 13/9/1972 lực lượng vũ trang địa phương bắn rơi 14 chiếc máy bay - đặc biệt là đại đội 94 dân quân tập trung huyện Quảng Xương bắn rơi 4 chiếc máy bay [39,tr.214].
Với thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc tấn công chiến lược cuối năm 1972 ở chiến trường miền Nam và trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2, cục diện chiến tranh có sự hay đổi quan trọng. Trên cơ sở những thắng lợi ở chiến trường, ngày 8/10/1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam”, chính quyền Mỹ buộc phải thỏa thuận các điều khoản cơ bản do ta đưa ra trong bản dự thảo hiệp định. Nhưng sau đó đế quốc Mỹ có ý đồ dây dưa trì hoãn việc kí Hiệp định, tranh thủ thời gian củng cố ngụy quân, ngụy quyền để sau khi bầu cử Tổng thống xong sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự nhất định buộc ta phải nhân nhượng trên bàn đàm phán.
Đúng như dự đoán của ta, sau khi thắng cử Ních-xơn tiến hành cuộc phiêu liêu quân sự mới. Đối với miền Bắc, chúng tăng 2 lần số phi vụ B52 đánh phá tuyến giao thông vạn tải thuộc các tỉnh khu IV, chuẩn bị tấn công lớn bằng máy bay B52 vào Hà Nội.
Tại Thanh Hóa, ngày 8/11/1972, địch tập trung lực lượng đánh phá ác liệt vào các mục tiêu quan trọng mà Hàm Rồng và Thị xã Thanh Hóa là khu vực đánh phá nhiều nhất, ác liệt của địch, hòa chung với khí thế tiến công của quân dân miền Bắc, quân và dân Thanh Hóa đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12/1972, buộc đế quốc Mỹ xuống thang chiến tranh và ký hiệp định Pa-ri chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ kéo dài từ ngày
13/4/1972 đến ngày 15/1/1973. Thời gian ngắn hơn cuộc chiến tranh phá hoại lần 1, nhưng về mức độ và quy mô đánh phá ác liệt hơn. Với tinh thần chiến đấu vì hòa bình, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân Thanh Hóa đã chiến đấu với không quân Mỹ 959 trận, bắn rơi 92 máy bay( có 3 chiếc B52), chiến đấu với hải quân Mỹ 68 trận, bắn chát 26 tàu chiến, trong đó: bộ đội địa phương bắn rơi 21 chiếc máy bay, dân quân tự vệ bắn rơi 14 chiếc. Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 10 bồ đội đảo Hoàn Mê, Đại đội 94 dân quân tập trung huyện Quảng Xương là những đơn vị đã lập công xuất sắc[39,tr.214].
Năm 1974, để tăng cường bảo vệ những trọng điểm quan trọng mà địch tăng cường đánh phá. Theo mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, điều động 2
tiểu đoàn bộ binh tăng cường ở miền núi, tiểu đoàn 923 cơ động miền xuôi, và 2 tiểu đoàn cao xạ bảo vệ đập Bái Thượng và cụm chiến đấu ở Quảng Xương, Tĩnh Gia , Hoằng Hóa.
Như vậy, Thắng lợi to lớn của quân và dân Thanh Hóa đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đồng thời, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống ngụy quân - ngụy quyền Sài Gòn giành thắng lợi, thống nhất Tổ quốc.
* Tiểu kết 2.
Trong 3 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thanh Hóa vừa làm nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, chiến đấu bảo vệ hậu phương vừa thực hiện nhiệm vụ với vai trò là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà trực tiếp là cuộc đấu tranh chống Ngụy quân - Ngụy quyền Sài Gòn, giành độc lập, thống nhất đất nước. Sở dĩ Thanh Hóa trở nên vững mạnh toàn diện về mọi mặt, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, bởi Thanh Hóa thực hiện một đường lối đúng đắn bằng những biện pháp, tổ chức thực hiện có hiệu quả trong việc củng cố và xây dựng hậu phương vũng mạnh. Đó là sự kết hợp giữa nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa - giáo dục với nhiệm vụ xậy dựng quân đội, củng cố nền an ninh - quốc phòng toàn dân, là sự kết hợp giữa nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ hậu phương vững chắc, giữ vững nền an ninh chính trị và an toàn xã hội, chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đường lối và biện pháp đó, đã đoàn kết được toàn dân, phát huy sức mạnh lòng yêu nước, yêu chế độ của mọi tầng lớp nhân dân, hình thành nên sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò có ý nghĩa quyết định của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Là hậu phương lớn cho tiền tuyến, giương cao tinh thần“ tất cả vì miền
Nam ruột thịt, tất cả để thắng Mỹ” Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chi viện về sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược - đại thắng mùa xuân lịch sử.
Chương 3
Thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến và đặc điểm, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm về hậu phương trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn
miền Nam Việt Nam (1973 - 1975). 3.1. Hoàn cảnh lịch sử mới.
Do thất bại trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương, Mỹ buộc phải lùi bước trong chiến tranh, đi đến ký hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973) và hai tháng sau (29/3/1973) phải rút hết quân về nước. Nhưng vì muốn giữ “danh dự, uy tín” cùng những tham vọng, Mỹ vẫn chưa chịu từ Việt Nam. Để tiếp tục học thuyết Ních - xơn áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, thực hiện ý đồ đối