7. Bố cục luận văn
2.1. Xây dựng hậu phương kháng chiến
Hậu phương vững mạnh là một trong những nhân tố thường xuyên, có tầm quan trọng về chiến lược và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chiến tranh. Từ cơ sở của vấn đề lí luận và thực tiễn, Đảng và cách mạng Việt Nam sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến và coi đó là bộ phận chiến lược của đường lối chiến tranh cách mạng, mà nội dung cơ bản của đường lối chiến tranh nhằm giải quyết vấn đề cốt tử của bất kỳ một cuộc chiến tranh nào đó là: “dựa vào đâu, lấy sức đâu mà đánh giặc”.
Giữa hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương củng cố và xây dựng. Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đang tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyết định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong khi đó, miền Nam tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Nằm trong nhiệm vụ chiến lược chung của cả dân tộc - nhằm chấm dứt tình trạng dất nước bị chia cắt, Đảng đã xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và miền Nam là tiền tuyến lớn. Do đó, điều cốt yếu là: “phải ra sức xây dựng, củng cố miền Bắc đồng thời giữ vững và
đẩy mạnh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam”[65, tr.66,67].
Thắng lợi của to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của đồng bào chiến sĩ trên toàn miền Nam cùng với chiến công của miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng (tháng 12/1972 và ngày 16/1/1973), buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt nam. Thắng lợi của hiệp định Pa-ri, cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân miền Bắc tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, làm tốt hơn nữa nghĩa vụ chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam. Đó là điều kiện và là thời cơ thuận lợi để quân và dân cả nước tiến lên giành thắng lợi cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhận thấy vai trò của hậu phương trong chiến tranh, mặc dù chịu tổn thất nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa quyết tâm khắc phục hậu quả chiến tranh, ra sức xây dựng và phát triển về mọi mặt, không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng.... tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chế độ Chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu vừa sản xuất, xứng đáng là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2.1.1. Xây dựng hậu phương về chính trị.
Xây dựng hậu phương về chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của công cuộc xây dựng hậu phương về chính trị.
Vào ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, không lâu sau vào ngày 29/7/1930, Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập, lấy cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hành động và nhanh chóng trưởng thành, lớn mạnh trong suốt quá trình lãnh đạo quần chúng nhân dân trong tỉnh hòa chung vào cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Từ khi Đảng bộ ra đời, thì công tác xây dựng về chính trị, là nhiệm vụ chiến lược đã được Đảng bộ cùng với các cấp chính quyền trong toàn tỉnh quan tâm trong công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến. Đây là nền tảng để Thanh Hóa tiếp tục xây dựng nền chính trị ngày càng kiện toàn và vững mạnh hơn trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau khi hiệp định pa-ri được ký kết (27/1/1973), miền Bắc trong đó có Thanh Hóa được hòa bình lập lại, có điều kiện để xây dựng và phát triển mọi mặt, mà trong đó, nhiệm vụ xây dựng và củng cố nền chính trị trong toàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, Đảng bộ Thanh Hóa đã tích cực chủ trương thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đúng đắn trong xây dựng nền chính trị. Đảng bộ tỉnh tiến hành tổ chức, cho mở các lớp bồi dưỡng về lí luận, văn hóa nâng cao trình độ tổ chức, quản lí ...., tạo điều kiện cho hàng vạn lượt cán bộ đảng viên được tham gia học các lớp dài hạn, ngắn hạn, mở các trường dạy chính trị ở các cấp tỉnh, huyện, cơ sở và khu vực miền núi, nhằm bồi dưỡng cán bộ ưu tú cho đảng. Bên cạnh đó, tỉnh đã gửi đi đào tạo hàng ngàn đảng viên trẻ ở các trường chính trị, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp.... , nhằm nâng cao chất lượng, trình độ cho
cán bộ đảng viên, quần chúng ưu tú trong cơ sở Đảng. Nhờ đó, mà số lượng đảng viên tăng lên nhanh chóng. Nếu trong khoảng thời gian 1954 - 1957, toàn tỉnh có khoảng 30.000 đảng viên, sinh hoạt trong 544 chi bộ xã và cơ quan, trong đó có 4.188 đảng viên nữ, 2.411 đảng viên người dân tộc, 358 đảng viên xuất thân từ công nhân, 1095 đảng viên xuất thân từ thành phần tiểu tư sản tri thức, còn lại số đảng viên xuất thân từ nông dân. Toàn Đảng bộ lúc này có 1.777 chi ủy viên riêng nữ chiếm 123 người, 239 là công nhân [93,tr 10].
Đến những năm (1973-1975), số lượng đảng viên trong tỉnh tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 1974, toàn tỉnh có 67000 đảng viên, riêng năm 1975, tổng số đảng viên trong tỉnh tăng lên 87.377 đồng chí đảng viên, chiếm 3,93% dân số được tổ chức sinh hoạt trong 1.425 chi bộ và đảng bộ ở cơ sở[38,tr.318].
Bên cạnh việc tăng cường số lượng đảng viên, việc nâng cao chất lượng đảng viên được Đảng bộ tỉnh chủ trương thực hiện với nhiều biện pháp đúng đắn đã mang lại nhiều kết quả to lớn.
Nếu trong năm 1955, số lượng đảng viên trong Đảng bộ tỉnh có trình độ trung cấp ít, đến năm 1968, đã có 281 đồng chí có trình độ đại học và cao cấp lí luận, 1.289 đồng chí có trình độ trung cấp, thì đến năm 1975, toàn Đảng bộ trong tỉnh có 15.285 đồng chí có trình độ trung cấp, đại học và trên đại học, (trong đó 1 đồng chí phó tiến sĩ, 3.000 đồng chí có trình độ đại học, còn lại là trung cấp)[37,tr.319].
Song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng và số lượng đảng viên, nhiệm vụ xây dựng và phát triển cơ sở đảng ở các vùng trên địa bàn tỉnh cũng được Đảng bộ tỉnh quan tâm đúng mức. Đặc biệt, là ở các vùng theo đạo Thiên Chúa Giáo như một số huyện: Nga Sơn, Tĩnh Gia... và ở nhiều địa phương khác trong tỉnh tập trung đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo số đảng viên ít, trong toàn tỉnh số đảng viên công giáo có 112 đồng chí. Với những chính sách và đường lối phát triển Đảng, cơ sở chính trị của Tỉnh ủy mà các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã quan tâm phát triển, điển hình là ở huyện Tĩnh Gia từ 3 đảng viên trong năm 1955, đến năm 1975 phát triển lên 67 đồng chí. Nhiều xã trước đây không có hoặc có rất ít đảng viên thì đến giai đoạn (1973-
1975), đã phát triển lên hàng trăm đảng viên mới, trong đó có nhiều đảng viên mới là giáo dân và xây dựng hàng chục chi bộ đảng.
Đối với các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnh cũng quan tâm xây dựng cơ sở Đảng bộ xã, nhiều huyện miền núi đã xây dựng được cơ sở Đảng và kết nạp được nhiều đảng viên vào các cơ sở Đảng bộ của tỉnh. Năm 1955, tổng số đảng viên ở 8 huyện miền núi có 659 đồng chí, sinh hoạt trong 64 chi bộ xã, năm 1969, đã tăng lên 6.185 đồng chí, sinh hoạt trong 85 Đảng bộ xã và 33 chi bộ xã [37, tr.318].
Cùng với nhiệm vụ xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền chính trị của tỉnh, việc đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng là công tác thường xuyên mà Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn thực hiện, nhằm tăng cường đảng viên ưu tú với tư cách là đảng viên thực thụ, đồng thời nhằm tăng cường sức chiến đấu cho Đảng.
Ngày 26/10/1971, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 192CT/TW về việc đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Thực hiện chỉ thị 129, tỉnh ủy Thanh Hóa đã tiến hành làm thí điểm ở 36 xã, 2 Đảng bộ xí nghiệp, 1chi bộ nhà trường và 3 chi bộ Đảng ở 3 Đảng bộ nông trường. Sau khi đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, ngày 20/9/1972, tỉnh ra Nghị quyết 05 NQ/TƯ về việc thực hiện chỉ thị số 129 CT/TW của Ban chấp hành bí thư, sau 4 đợt triển khai (từ 11/1971- 5/1975), toàn tỉnh đã triển khai ở 1.253 đảng viên và chi bộ cở sở, đã xem xét 43.038 đảng viên, xử lý kỷ luật 1 ban thường vụ huyện ủy, 1 đảng viên xã, 2 chi bộ, 8.508 đảng viên, trong đó ra khỏi Đảng 4.229 đảng viên[37, tr.254].
Việc thực hiện chỉ thị 129 CT/TƯ đã làm cho Đảng bộ thực sự trong sạch về chính trị, vững mạnh về tổ chức, tính kỷ luật trong Đảng cùng với chất lượng đảng viên được nâng cao, làm tăng thêm uy tín ảnh hưởng của Đảng và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa đảng viên với quần chúng.
Để cũng cố hơn về hệ thống chính trị, Thanh Hóa đã tiến hành tổ chức các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp bằng việc dựa trên sự lựa chọn sáng suốt của quần chúng nhân dân bầu ra những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt
để tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ cho hệ thống chính trị của tỉnh ngày thêm vững mạnh.
Nếu trong năm 1959, Hội đồng nhân dân các cấp, tiến hành đợt bầu cử đã bầu chọn hơn 50% số lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt vào Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính xã, huyện, tỉnh chủ yếu là đảng viên và cấp đảng viên. Đến năm 1965, mặc dù chiến tranh phá hoại diễn ra ác liệt, nhưng Thanh Hóa vẫn thực hiện tốt cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp với tổng số 96% cử đi bỏ phiếu, nhờ đó mà Hội đồng nhân dân tỉnh được cơ cấu hợp lý: 40% là người sản xuất giỏi, 30% là nữ, 22 % là đại biểu dân tộc ít người. Nhờ đó, mà Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính huyện, xã được cơ cấu, tổ chức đúng yêu cầu.
Vào tháng 4/1974, Thanh Hóa tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân khóa VII(1971- 1974), với tổng số đại biểu được bầu chọn là 119 người. Tháng 5/1974, tỉnh Thanh Hóa tiến hành Hội đồng nhân dân khóa VIII(1974- 1977), tổng số đại biểu là 120 người, tại kỳ họp thứ nhất 6/1974, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu cử ủy ban huyện gồm 15 người.
Thông qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đã bình chọn ra những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, gần gũi với quần chúng nhân dân. Góp phần làm tăng cường hệ thống chính trị của tỉnh ngày một kiện toàn và vững mạnh. Như vậy, công tác xây dựng và kiện toàn nền chính trị cho Đảng bộ tỉnh đã góp phần làm cho hệ thống chính trị trong Đảng bộ ngày càng vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức, đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân trong tỉnh xây dựng chế độ mới - xã hội chủ nghĩa và cổ vũ về tinh thần, vật chất cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
2.1.2. Xây dựng về kinh tế.
Sau hiệp định pa-ri, cùng với miền Bắc Đảng bộ Thanh Hóa đã lãnh đạo quần chúng nhân dân bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục - phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện đối với tiền tuyến miền Nam.
*Trên lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế. Vì vậy, sau ngày hòa bình, Thanh Hóa đã tập trung mọi mặt chỉ đạo quần chúng khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại lần II của đế quốc Mỹ, tiến hành khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.
Nếu trong năm 1955, diện tích trồng cây lương thực và cây rau màu của tỉnh là 10.000 ha với tổng sản lượng đạt 477.305 tấn, thì đến những năm (1970 - 1975), diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, trong đó năm 1970, diện tích sản xuất cây lương thực chiếm 18,5% tổng diện tích, đến năm 1974, đã tăng lên 82% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp với sản lượng lương thực tăng đạt 1.244.348 tấn. Trong thời gian này, toàn tỉnh có 6 vạn ha ruộng đất, cày cấy 2 vụ, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha.
Để tăng cường nguồn lương thực chi viện cho chiến trường, tỉnh tiếp tục phát động phong trào thi đua “5 tấn thắng Mỹ”, toàn tỉnh có 7 huyện đạt 5 tấn thóc/ ha, đưa tổng sản lượng lương thực lên 622.000 tấn. Đến năm 1975, có nhiều hợp tác xã đạt 3 mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã như: Xuân Thành(Thọ Xuân), Đông Hòa(Đông Sơn) đạt năng suất từ 8 đến 9 tấn thóc/ ha[39,tr.241].
Cùng với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp cũng được tỉnh quan tâm phát triển như: cây đay, bông, lạc, thuốc lá..., được gieo trồng thành vùng tập trung chuyên canh, thâm canh. Tính đến năm 1974, diện tích trồng cây cói là 1.614 ha với sản lượng đạt 1.233 tấn, thuốc lá 829 ha với sản lượng đạt được 620 tấn, lạc với diện tích 4.277 ha sản lượng đạt 4.188 tấn... Ở các huyện miền núi đã hình thành một số vùng kinh tế mới: vùng ngô Cẩm Thủy có diện tích 4.200 ha sản lượng đạt 3.200 tấn, vùng chè Như Xuân có diện tích 440 ha sản lượng đạt 200 tấn... Bên cạnh việc trồng cây công nghiệp, ngày 5/7/1973, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo trồng luồng và phát động triển khai trồng luồng ở các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, trong 4 năm(1970- 1974), các huyện trong tỉnh đã trồng được 34.300 ha luồng, ước tính trên 2000.000 gốc luồng[11,tr.223,224].
Cùng với chính sách phát triển sản xuất, xây dựng vùng kinh tế mới thì việc khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất đã được tỉnh quan tâm thực
hiện. Nhờ đó, trong năm (1970-1975), toàn tỉnh Thanh Hóa đã khai hoang được 958 ha đất, đưa vào sản xuất 615 ha. Bên cạnh đó, Thanh Hóa cho tiến hành xây dựng đê, kè, cống, nạo vét luồng lạch, và hệ thống thủy nông được tu sửa và cho xây dựng lại ngày một hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp. Nếu trong năm 1954, việc sửa chữa đập Bái Thượng và hệ thống thủy nông sông Chu đã cung cấp kịp thời nguồn nước cho 5000 ha ruộng đất ở các huyện: Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống, Quảng Xương..., đào đắp sửa chữa được 110 km kênh chính trên 2.600 kênh máng và nhánh sông Chu, thì đến cuối năm 1974, toàn tỉnh đã tu sửa xong 106 kênh tưới tiêu thuộc 3