sông Hộ Độ
Nhiệt độ
Hầu hết các loài tảo Silic đều ưa lạnh. Ngưỡng nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của chúng khoảng 10oC - 25oC. Nếu nhiệt độ quá cao với giới hạn trên hoặc quá thấp so với giới hạn dưới đều ảnh hưởng xấu đến đời sống của tảo. Khi đó chúng phát triển yếu hoặc ở trạng thái nghỉ.
Nhiệt độ ảnh hưởng rõ nét đến sự sinh trưởng phát triển, thành phần loài tảo Silic thể hiện: đợt 1 thu mẫu vào tháng 12/2014 là giai mùa Đông còn se lạnh, dao động từ 20,5oC - 22,5oC. Đợt 2, thu mẫu vào tháng 4/2015, thời tiết lúc này chuyển mùa sang xuân nên thời tiết ấm, từ 25,9oC - 26,8oC, tảo Silic phát triển kém nên số lượng loài tảo Silic và tỉ lệ bắt gặp thấp hơn so với đợt 1 và thấp nhất ở đợt 3 thu mẫu vào giai đoàn tháng 8/2015 đây là thời điểm nhiệt độ khá cao, dao động từ 30,0oC - 32,0oC. Trong 3 đợt nhiệt độ dao
động từ 20,5 oC - 32 oC, số loài gặp tương ứng giảm từ 36- 28, hệ số Sorenxen lớn, chứng tỏ phần lớn là những loài rộng nhiệt.
• Độ mặn
Số lượng, thành phần loài tảo Silic cũng như đặc điểm phân bố của chúng trong các thủy vực nước ngọt và nước mặn là rất khác nhau bởi nồng độ muối hòa tan trong nước là rất khác nhau. Do thời tiết, nguồn nước lên của sông giữa 3 đợt thu mẫu là khác nhau nên nồng độ muối giữa 3 đợt khác nhau. Vì vậy, khu hệ thực vật nổi nói chung và tảo Silic nói riêng cũng thường xuyên biến đổi. Độ mặn dao động giữa 3 mặt cắt 2,8‰- 14‰, hệ số Sorenxen lớn chứng tỏ phần lớn là những loài rộng muối.
Trong cả 3 đợt thì loài tảo Chaetoceros lorenzianus Grun và loài
Cymbella lyra Ehr. là 2 loài tảo có độ thích ứng về nồng độ muối là cao nhất, chúng đều phát triển rất tốt ở cả 3 đợt thu mẫu với nồng độ muối khác nhau. Yếu tố nồng độ muối có ảnh hưởng rõ rệt thể hiện bộ tảo Silic lông chim (Pennales) chiếm ưu thế vượt trội so với bộ tảo Silic trung tâm (Centrales) về số họ, chi, loài/dưới loài (21/36), điều này có thể giải thích vì độ muối thấp.
• Độ pH
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng độ pH ở khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 7,50 - 7,95 phù hợp để tảo sinh trưởng và phát triển.
• Oxy hòa tan - DO
Như đã nói ở trên, DO không chỉ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mà còn phản ánh được mức độ hoạt động của vi tảo trong thủy vực, bởi hàm lượng thông số này thay đổi theo hoạt động quang hợp hay hô hấp của chúng. Tại mặt cắt 1 và 2 là tảo Silic lông chim, mặt cắt 3 gặp cả tảo Silic trung tâm.
• Hàm lượng SiO2
Silic là yếu tố đặc biệt quan trọng đố với tảo Silic, 80% trọng lượng vỏ tảo Silic được xây dựng từ hợp chất Silic.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng hàm lượng SiO2 tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0,49 - 0,66 mg/l là phù hợp để tảo Silic sinh trưởng, phát triển.