Một số chỉ tiêu thủy lý

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài của lớp tảo silic (bacillariophyceae) ở sông hộ độ, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

3.1.1.1. Nhiệt độ

Trong các thủy vực, nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Thông thường nhiệt độ nước (nhất là tầng nước mặt) có trị số gần với nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật nổi. Ở trong khoảng nhiệt độ cực thuận thì chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bảng 3.1. Nhiệt độ môi trường ở các địa điểm nghiên cứu, đợt I

Nhiệt độ Mặt cắt 1 Mặt cắt 2 Mặt cắt 3

1 2 3 1 2 3 1 2 3

không khí 22,5 22,4 22,6 22,7 21,8 21,6 22,5 22,8 22,0

Nước 21,5 22,0 21,7 21,8 22,0 21,7 22,4 22,3 22,2

(Ghi chú: đợt 1: tháng 12/2014)

Bảng 3.2. Nhiệt độ môi trường ở các địa điểm nghiên cứu, đợt II

Nhiệt độ Mặt cắt 1 Mặt cắt 2 Mặt cắt 3

1 2 3 1 2 3 1 2 3

Không khí 26,7 26,8 26,5 27,0 27,2 26,9 27,5 27,0 27,7

Nước 25,9 26,0 26,2 26,8 26,4 26,6 26,8 26,6 26,1

(Ghi chú: đợt 2: tháng 4/2015)

Bảng 3.3. Nhiệt độ môi trường ở các địa điểm nghiên cứu, đợt III

1 2 3 1 2 3 1 2 3

Không khí 31,5 30,9 30,8 32,0 31,7 32,2 32,5 32,8 33,0

Nước 31,2 30,5 31,0 31,8 32,0 31,9 31,1 31,5 31,5

Nhiệt độ giữa các điểm trong 3 đợt thu mẫu có sự chệnh lệch nhiều, do nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và mùa trong năm. Nhiệt dộ không khí ở các mùa khác nhau nên nhiệt độ khác nhau. Còn trong một mặt cắt nhiệt độ không có sự dao động đáng kể, nguyên nhân do các điểm thu mẫu trong cùng một khu vực và thu mẫu tại một thời điểm trong cùng một ngày. Nhiệt độ cao nhất là ở đợt III thu mẫu, đây là mùa hè trong năm nên nhiệt độ trung bình cao nhất.

3.1.1.2. Độ trong

Độ trong của nước thể hiện khả năng xâm thực của ánh sáng trong nước, nước càng trong, ánh sáng truyền xuống càng sâu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của thủy sinh vật nói chung, vi tảo nói riêng và ngược lại. Độ trong của nước chịu ảnh hưởng của các chất cặn lơ lửng trong nước, thủy sinh vật… Do đó, độ trong là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phân bố theo chiều thẳng đứng và biến đổi theo mùa.

Độ trong trung bình ở các điểm nghiên cứu qua 3 đợt thu mẫu được trình bày ở bảng 3.4. và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.4. Độ trong trung bình ở các địa điểm nghiên cứu Độ trong Mặt cắt 1 Mặt cắt 2 Mặt cắt 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Đợt I 47 49 42 47 50 45 44 48 46 Đợt II 67 68 65 64 69 67 70 73 71 Đợt III 52 55 51 50 53 51 52 54 50 (Ghi chú: đợt 1: tháng 12/2014, đợt 2: tháng 4/2015, đợt 3: tháng 8 năm 2015)

Biểu đồ 3.1. Độ trong trung bình ở các địa điểm nghiên cứu

Ghi chú:

Bờ trái (1) Giữa dòng (2) Bờ phải (3)

(Ghi chú này dùng cho tất cả các biểu đồ trong luận văn)

(cm)

Mặt cắt 1 Mặt cắt 2 Mặt cắt 3

Kết quả ghi nhận ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy, độ trong ở các điểm thu mẫu nước khá tốt cho sự phát triển của các loài vi tảo, dao động từ 44 cm đến 73 cm, ở đợt 1 giảm nhiều ở lần thu mẫu ở đợt 2 trong các điểm thu mẫu. Nguyên nhân là do đợt 1, mùa mưa nên làm cho nước có nhiều chất lơ lững dấn đến độ trong giảm. Còn đợt 2, đây là giai đoạn cuối mùa Xuân đầu mùa Hè, ít mưa cho nên các chất lơ lững ít dẫn đến độ trong tăng. Độ trong trung bình giữa hai đợt là lần thứ ba thu mẫu, dao dộng từ 50 - 54 cm.

3.1.1.3. Độ mặn

Độ mặn là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố và phát triển của vi tảo, đặc biệt là các loài tảo silic. Tại từng mặt cắt độ mặn thay đổi không đáng kể giữa 3 đợt thu mẫu, nhưng độ mặn tăng dần từ mặt cắt 1 đến mặt cắt 3( từ 2,3‰ đến 14‰)

Độ mặn trung bình ở các địa điểm nghiên cứu qua 3 đợt thu mẫu được trình bày ở bảng 3.5. và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.5. Độ mặn trung bình ở các địa điểm nghiên cứu

Độ mặn (‰) Mặt cắt 1 Mặt cắt 2 Mặt cắt 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Đợt I 3,0 2,8 2,9 5,6 5,7 5,6 12,0 12,0 12,0 Đợt II 3,2 2,3 3,2 5,8 5,9 5,7 13,0 13,0 13,0 Đợt III 3,3 3,4 3,2 5,9 6,0 5,9 14,0 14,0 14,0 (Ghi chú: đợt 1: tháng 12/2014, đợt 2: tháng 4/2015, đợt 3: tháng 8 năm 2015)

Biểu đồ 3.2. Độ mặn trung bình ở các địa điểm nghiên cứu

Trong 3 đợt thu mẫu độ mặn dao động không đáng kể, nhưng có sự sai khác tương đối lớn giữa 3 mặt cắt, nghĩa là độ mặn tăng dần từ nguồn ra cửa sông. Ở mặt cắt 3 gần cửa sông nên độ mặn cao nhất (12-14‰). Tuy nhiên độ mặn này nằm trong giới hạn của nước lợ.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài của lớp tảo silic (bacillariophyceae) ở sông hộ độ, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w