3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty, do đó cần thiết phải xây dựng các mô hình phân tích riêng lẻ tác động của từng yếu tố vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi.
Tham khảo nghiên cứu của Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) và
Ebrahim Mansoori và Joriah Muhammad (2012), tác giả xây dựng 4 mô hình hồi quy để phân tích tác động lần lượt 4 biến đó là kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chu chuyển tiền đến tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các mô hình lần lượt như sau:
(1)ROA = + RCP + SIZE + SGROW + DEBT + GDPGR + (2)ROA = + PDP + SIZE + SGROW + DEBT + GDPGR + (3)ROA = + ICP + SIZE + SGROW + DEBT + GDPGR +
(4)ROA = + CCC + SIZE + SGROW + DEBT + GDPGR +
Trong đó:
RCP (Receivables collection period): Kỳ thu tiền bình quân PDP (Payables deferral period) : Kỳ trả tiền bình quân
ICP (Inventory conversion period): Kỳ luân chuyển hàng tồn kho CCC (Cash conversion cycle): Chu kỳ chu chuyển tiền
SIZE (Firm size): Quy mô công ty DEBT (Debts ratio): Tỷ lệ nợ
SGROW (Sales growth): Tốc độ tăng trưởng doanh thu
30
Mô hình (1) giải thích tác động của kỳ thu tiền bình quân lên tỷ suất sinh lợi. Mô hình (2) giải thích tác động của kỳ trả tiền bình quân lên tỷ suất sinh lợi. Mô hình (3) giải thích tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho lên tỷ suất sinh lợi. Mô hình (4) giải thích tác động của chu kỳ chu chuyển tiền lên tỷ suất sinh lợi.
Cả 4 mô hình đều bao gồm 4 biến điều khiển là SIZE, DEBT, SGROW và GDPGR đặc trưng cho các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi.
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Bước nghiên cứu tiếp theo sau khi đưa ra mô hình nghiên cứu tác giả đặt ra các giả thiết nghiên cứu đó là:
Giả thiết 1:
: Kỳ thu tiền bình quân không tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
: Kỳ thu tiền bình quân có tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Giả thiết 2:
: Kỳ trả tiền bình quân không tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
: Kỳ trả tiền bình quân có tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Giả thiết 3:
: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho không tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho có tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
31
Giả thiết 4:
: Chu kỳ chu chuyển tiền không tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
: Chu kỳ chu chuyển tiền có tác động lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
3.2. Mô tả dữ liệu
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu trong nghiên cứu này được phân tích từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2014. Việc chọn các công ty niêm yết và các báo cáo có kiểm toán thì đảm bảo việc nghiên cứu sẽ chính xác hơn. Bởi vì các con số đã được kiểm tra về tính minh bạch và hợp lý. Đối với các công ty chưa niêm yết thì việc kiểm toán đối với báo cáo tài chính là không bắt buộc nên có thể các con số đó chưa phản ánh chính xác tình hình của công ty. Do đó nếu sử dụng số liệu của các công ty này sẽ không phản ánh chính xác kết quả nghiên cứu.
Nguồn số liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các
công ty được công bố trên website http://www.vietstock.vn/ và website của Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
3.2.2. Chọn lựa mẫu nghiên cứu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp của các công ty được niêm yết trên HOSE và HNX của Việt Nam có tình hình tài chính ổn định, không bị thua lỗ dẫn đến hủy niêm yết do rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
Mẫu dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau và có cùng một số tiêu chuẩn:
32
- Hoạt động trước năm 2008 và có dữ liệu công bố đầy đủ từ năm 2008 đến
2014.
- Loại trừ các công ty thuộc ngành tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng
khoán, các quỹ do đặc thù của những ngành này không phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu.
Các số liệu trong báo cáo tài chính sau khi thu thập được sẽ tính toán trên Excel thành các chỉ số cần thiết cho đề tài theo các công thức đã trình bày ở mục 3.2. Từ cách làm trên, chúng tôi có được một bảng dữ liệu gồm 193 công ty trong vòng 7 năm từ năm 2008 đến năm 2014. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh do đó xem xét tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi là minh chứng được tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển đối với sự phát triển của mỗi công ty.
3.3. Mô tả các biến trong mô hình 3.3.1. Biến phụ thuộc 3.3.1. Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu kinh tế này đo lường khả
năng sinh lợi so với tài sản, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lợi của vốn kinh doanh, tức là cứ một đồng tài sản bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đã có nhiều thước đo tỷ suất sinh lợi của một công ty, trong bài nghiên cứu này tác giả dựa vào nghiên cứu của Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) và
Ebrahim Mansoori và Joriah Muhammad (2012) sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản làm biến phụ thuộc. Công thức được tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
3.3.2. Biến độc lập
Kỳ thu tiền bình quân (RCP)
Kỳ thu tiền bình quân (thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu) theo tác giả
Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) và Ebrahim Mansoori và Joriah
33
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thời gian mà công ty thu được khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng ngày càng chậm, số vốn công ty bị chiếm dụng nhiều.
Thông thường khi phân tích chỉ tiêu này có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh với thời gian bán hàng quy định ghi trong hợp đồng kinh tế cho khách hàng. Qua phân tích thấy được tình hình thu hồi nợ của công ty, để từ đó có các biện pháp thu hồi nợ nhằm góp phần ổn định tình hình tài chính.
Kỳ trả tiền bình quân (PDP)
Kỳ trả tiền bình quân (thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả) theo tác giả
Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) và Ebrahim Mansoori và Joriah
Muhammad (2012) được xác định theo công thức sau:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích thời gian bình quân mà công ty trả tiền cho khoản mua chịu. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của công ty dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn đến công ty chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của công ty.
Thông thường khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh với kỳ trả tiền bình quân của kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh với thời gian mua hàng chịu quy định ghi trong hợp đồng kinh tế của người bán. Qua phân tích thấy được tình hình thanh toán các khoản nợ cho người bán, để từ đó có các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán góp phần ổn định tình hình tài chính và nâng cao uy tín cho công ty.
34
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (số ngày bình quân của một vòng quay kho)
theo tác giả Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) và Ebrahim Mansoori và
Joriah Muhammad (2012) được xác định theo công thức sau:
Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân dự trữ hàng hóa. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ hàng tồn kho vận động càng nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn đến công ty có lượng hàng tồn kho quá lâu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua phân tích thấy được tình hình hàng tồn kho của công ty, để từ đó có các biện pháp xúc tiến bán hàng nâng cao được kết quả kinh doanh của công ty.
Chu kỳ chu chuyển tiền (CCC)
Chu kỳ chu chuyển tiền cũng là một cách hữu dụng để đánh giá dòng tiền của công ty bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào vốn luân chuyển, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn so với phương pháp truyền thống là sử dụng tỉ số thanh toán hiện hành và tỉ số thanh toán nhanh vốn chỉ tập trung vào các giá trị cố định trên bảng cân đối kế toán.
Chu kỳ chu chuyển tiền của một công ty là khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ đến khi thu được tiền, theo tác giả Garcia Teruel và Martinez Solano
(2007) và Ebrahim Mansoori và Joriah Muhammad (2012) chu kỳ chu chuyển tiền
được xác định theo công thức sau:
Như vậy, chu kỳ chu chuyển tiền có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp.
3.3.3. Biến kiểm soát
Dựa theo nghiên cứu của Garcia Teruel và Martinez Solano (2007) ngoài các biến độc lập trên tác giả thêm vào một số biến kiểm soát như quy mô công ty
35
(SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROW), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPGR), tỷ lệ nợ (DEBT) trong bài nghiên cứu.
Quy mô công ty (SIZE) được xác định bằng công thức:
Chỉ tiêu này nói lên rằng quy mô công ty lớn thì nó sẽ có thế cạnh tranh trong việc thỏa thuận mua bán tốt với thời gian nhanh nhất với các nhà cung cấp. Quy mô công ty lớn cũng giúp dễ dàng vay mượn hơn. Công ty sẽ có kênh phân phối rộng, hình thức quảng cáo đa dạng nên có thể dể dàng tiếp cận, đưa hàng tới tay người tiêu dùng nhanh chóng. Do đó những công ty có quy mô lớn thường có lợi nhuận ổn định và luôn tăng trưởng ở mức cao.
Tốc độ tăng doanh thu (SGROW)
Tốc độ tăng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) của kỳ này so với kỳ trước và được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ nợ (DEBT)
Tỷ lệ nợ là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của công ty, được xác định bằng công thức:
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ công ty vay ít. Điều này có thể hàm ý công ty có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là công ty chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý công ty không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của công ty cao hơn.
36
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPGR)
GDP là tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Sự sản xuất (hàng hoá và dịch vụ) và phát triển của nền kinh tế, là những tiêu biểu cho GDP, có ảnh hưởng rất lớn trên mọi người dân của một nước. Trong một quốc gia mà nền kinh tế phát triển đều đặn, số người thất nghiệp thấp, lương nhân viên gia tăng vì các thương vụ cần sức lao động. Sự thay đổi trên GDP, dù lên hay xuống, đều có tác động mạnh trên thị trường chứng khoán. Điều nầy cũng dễ hiểu, một nền kinh tế èo uột sẽ kéo theo sự yếu kém lợi tức từ các công ty, và cũng có nghĩa là giảm giá cổ phần. Các người đầu tư rất ngại GDP xuống chỉ số âm, tức là giai đoạn trì trệ kinh tế.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP của năm nghiên cứu được thu thập dựa vào các báo cáo hằng năm của Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
3.3.4. Kỳ vọng về tác động của vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi
Sau khi tìm hiểu cách xác định các biến trong mô hình, tác giả kỳ vọng tất cả các biến độc lập sẽ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA. Cụ thể, các biến độc lập RCP, ICP, PDP, CCC, DEBT sẽ ảnh hưởng nghịch chiều với ROA và các biến SIZE, SGROW, GDPGR sẽ ảnh hưởng cùng chiều với ROA.
Bảng 3. 1. Kỳ vọng về tác động giữa các biến độc lập đến tỷ suất sinh lợi Biến độc lập Ký hiệu Kỳ vọng
Kỳ thu tiền bình quân RCP -
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ICP -
Kỳ trả tiền bình quân PDP -
Chu kỳ chu chuyển tiền CCC -
37
Biến độc lập Ký hiệu Kỳ vọng
Tốc độ tăng doanh thu SGROW +
Tỷ lệ nợ DEBT -
Tỷ lệ tăng trưởng GDP GDPGR +
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này tác giả mô tả biến phụ thuộc là ROA và các biến độc lập RCP, PDP, ICP, CCC, SIZE, SGROW, DEBT, GDPGR của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến 2014 thông qua các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các biến. Qua phân tích số trung bình ta sẽ thấy được mức độ điển hình của các biến. Đôi khi ở một số trường hợp đặc biệt (dữ liệu có biến động lớn hay có chênh lệch bất thường) thì số trung bình không đại diện cho tổng thể vì giá trị quá nhỏ hay quá lớn sẽ làm lệch kết quả của số trung bình. Khi đó số trung vị là giá trị bình quân đại diện tốt hơn số trung bình. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn dùng để đánh gíá mức độ đại diện giá trị trung bình đối với tổng thể nghiên cứu. Nếu giá trị của độ lệch chuẩn càng lớn, độ biến thiên của các biến càng lớn do đó tính đại diện của số trung bình càng thấp và ngược lại.
3.4.2. Phân tích ma trận tƣơng quan
Tiếp theo, tác giả sử dụng bảng ma trận tương quan nhằm tìm hiểu các mối quan hệ chéo giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập trong mô hình giúp chúng ta biết tổng quan về những mối quan hệ cần nghiên cứu về cả độ lớn, chiều và ý nghĩa thống kê, từ đó giúp việc xây dựng mô hình hồi quy và sử dụng các phương pháp phân tích được chuẩn xác hơn. Một