Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

Do tỷ suất sinh lợi được cấu thành bởi việc so sánh giữa lợi nhuận thu được và các yếu tố đầu vào, đầu ra nên các thành phần nào ảnh hưởng đến các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của công ty. Vì vậy các yếu tố tác động đến lợi nhuận, tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu cũng sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty là: quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh, nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm, nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của công ty, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước,…

- Tài sản công ty phụ thuộc vào nguồn hình thành tài sản là nguồn vốn. Ngoài ra tài sản còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty, máy móc thiết bị, trình độ nhân công,…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu gồm: tình hình kinh doanh của công ty, chính sách phân phối lợi nhuận của công ty, trình độ quản lý của nhà quản trị, các chính sách kinh tế của đất nước,…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu gồm: khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, kết cấu và mẫu mã hàng hóa, chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa, thể thức thanh toán,…

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi tỷ suất sinh lợi

2.2.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1.1. Nghiên cứu của Ioannis Lazaridis và Dimitrios Tryfonidis (2006),The relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens Stock, về “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty đƣợc niêm yết trên TTCK Athens”

20

Trong bài nghiên cứu Ioannis Lazaridis và Dimitrios Tryfonidis (2006) đã điều tra các mối quan hệ giữa lợi nhuận công ty và quản trị vốn luân chuyển. Tác giả chọn được một mẫu của 131 công ty niêm yết trong TTCK Athens từ năm 2001 - 2004. Trong đó, tỷ suất sinh lợi thuần (GROSS PROFIT) là biến phụ thuộc được sử dụng để đo lường lợi nhuận của công ty và chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và các thành phần của nó như kỳ thu tiền bình quân (A/R), kỳ trả tiền bình quân (A P), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) là các biến độc lập được dùng để đo lường việc quản trị vốn luân chuyển. Tác giả còn đưa vào mô hình ba biến kiểm soát đó là tỷ lệ

nợ (FIN DEBT), quy mô công ty (LNSALES) và tỷ lệ đầu tư tài chính dài hạn

(FIXED FA). Phương pháp nghiên cứu là phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến, ngoài ra biến giả ngành công nghiệp cũng được tác giả đưa vào mô hình để tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận, chu kỳ chuyển đổi tiền và các thành phần của nó cho các công ty được niêm yết trên TTCK Athens.

Kết quả thu được các mô hình như sau:

(1) GROSS PROFIT = - 29,8 + 7,31FIXED FA - 16,3FIN DEBT - 0,0195 CCC 01 + 2,49LNSALES + 12,8D1 + 16,5D3 + 22,4D5 + 13,1D6 + 19,4D7 + 27,1D8.

(2) GROSS PROFIT = - 56,2 + 7,70FIXED FA - 19,9FIN DEBT + 0,0370 A/P 01 + 3,67LNSALES + 5,73D1 + 15,8D3 + 21,5D5 + 18,5D6 + 19,2D7 + 21,1D8.

(3) GROSS PROFIT = - 27,6 + 9,51FIXED FA - 15,5FIN DEBT - 0,0293A/R 01 + 2,35LNSALES + 9,95D1 + 16,3D3 + 22,8D5 + 14,3D6 + 22,9D7 + 33,8 D8.

(4) GROSS PROFIT = - 41,6 + 9,14FIXED FA - 16,9FIN DEBT - 0,00685 INV 01 + 3,04LNSALES + 10,6D1 + 15,1D3 + 21,4D5 + 15,5D6 + 21,0D7 + 33,0D8.

Từ các mô hình trên tác giả nhận thấy tỷ suất sinh lợi có quan hệ tương quan âm với các biến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền và số ngày tồn kho. Do đó quản lý tốt chu kỳ chuyển đổi tiền được sử dụng như một biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn. Do đó việc quản lý vốn luân chuyển sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của công ty. Ngoài ra họ còn thấy rằng lợi nhuận hoạt động gộp thấp có liên quan với sự gia tăng về số ngày phải trả. Ioannis Lazaridis cho rằng các công ty muốn có lợi nhuận cao sẽ giảm số ngày thu tiền trong các hóa đơn bán chịu. Từ đó chu kỳ chuyển đổi tiền cũng sẽ rút ngắn lại. Tương tự như vậy mối quan hệ nghịch

21

chiều giữa lợi nhuận và số ngày hàng tồn kho. Các công ty cho rằng trong trường hợp doanh số bất ngờ sụt giảm đi kèm với một quản lý yếu kém của hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc dư thừa vốn từ đó làm giảm lợi nhuận. Các công ty cố gắng kéo dài thời gian để trả các hóa đơn của họ hoặc cố gia hạn thời hạn tín dụng cho các nhà cung cấp của họ sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận. Bài viết nêu rõ mối quan hệ nghịch chiều giữa các khoản phải thu và tỷ suất lợi nhuận của công ty. Vì vậy nhà quản lý cố gắng tạo ra lợi nhuận bằng cách xử lý tốt chu kỳ chuyển đổi tiền và giữ các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền (các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng tồn kho) ở một mức độ phù hợp.

2.2.1.2. Nghiên cứu của Garcia Teruel và Martinez Solano (2007), Effects of working capital management on SME profitability, về “Tác động của quản trị

vốn luân chuyển lên lợi nhuận của các công ty vừa và nhỏ”.

Bài nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản lý vốn luân chuyển trên tỷ suất sinh lợi của một mẫu các công ty vừa và nhỏ của Tây

Ban Nha. Trong nghiên cứu này Garcia Teruel và Martinez Solano thu thập được

một bảng số liệu của 8872 công ty vừa và nhỏ từ 1996 – 2002. Trong đó, tỷ suất sinh lợi (ROA) là biến phụ thuộc được sử dụng để đo lường lợi nhuận của công ty và chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và các thành phần của nó như kỳ thu tiền (AR), kỳ trả tiền (AP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) là các biến độc lập được dùng để đo lường việc quản trị vốn luân chuyển. Tác giả còn đưa vào mô hình bốn biến kiểm soát đó là tỷ lệ nợ (DEBT), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng doanh thu

(SGROW) và tỷ lệ tăng trưởng GDP(GDPGR). Phương pháp nghiên cứu là phân

tích ma trận tương quan và hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình tác động cố định. Kết quả thu được các mô hình sau:

(1) ROA = - 0,0476 – 0,0002AR + 0,0186SIZE + 0,0207SGROW – 0,1337DEBT + 0,5408GDPGR. (2) ROA = - 0,0212 – 0,0001INV + 0,0128SIZE + 0,0203SGROW – 0,1354DEBT + 0,8345GDPGR. (3) ROA = - 0,0379 – 0,0002AP + 0,0181SIZE + 0,0210SGROW – 0,1534DEBT + 0,4902GDPGR. (4) ROA = - 0,0203 – 0,0001CCC + 0,0113SIZE + 0,0215SGROW –0,1331DEBT + 0,9307GDPGR.

Bài nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận của các công ty vừa và nhỏ với kỳ thu tiền và số ngày tồn kho. Ngoài ra, kỳ trả tiền cũng

22

ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản của một số công ty. Tác giả chứng minh rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị lợi nhuận của công ty bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tương tự, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền cũng cải thiện khả năng sinh lợi của công ty. Vì vậy, tác giả rút ra kết luận các công ty vừa và nhỏ muốn quản lý tốt vốn luân chuyển thì họ cũng có thể tạo ra giá trị bằng cách giảm kỳ thu tiền và số ngày tồn kho của công ty ở mức tối thiểu, hoặc là mức hợp lý.

2.2.1.3. Nghiên cứu của Iluta Arbidane và Svetlana Ignatjeva (2012),The relationship between working capital management and profitability: a Latvian case, về “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận tại khu vực Latvia”.

Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu báo cáo hàng năm của 128 công ty tại khu vực sản xuất Latvia từ năm 2004 - 2010. Các số liệu được thu thập từ Cục Thống kê Trung ương và cơ sở dữ liệu của các công ty tại Latvia. Để xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển tác giả nghiên cứu các mô hình gồm hai biến phụ thuộc là lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP), kỳ trả tiền bình quân (PDP), kỳ thu tiền bình quân (RCP), chu kỳ chu chuyển tiền (CCC) là các biến độc lập. Ngoải ra tác giả còn đưa vào mô hình hai biến kiểm soát đó là quy mô công ty (LnS) và tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR). Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến kết quả thu được các mô hình sau: GOP = 0,082ICP + 1,570LnS - 9,369 GOP = 0,058PDP + 1,813LnS + 0,762CR - 14,732 ROA = 0,003ICP - 0,118LnS - 0,096CR + 0,775 ROA = -0,005PDP + 0,126LnS - 0,131CR + 1,067 ROA = -0,006RCP - 0,086CR + 2,326

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần quản lý vốn luân chuyển và lợi nhuận trong công ty tại Latvia. Một mối tương quan nghịch biến

23

đáng kể đã được quan sát trong các công ty tại Latvia là duy nhất giữa ROA và RCP. Chu kỳ chuyển đổi tiền, kỳ phải trả và ROA cũng có tương quan nghịch biến nhưng không đáng kể. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng khoảng thời gian giữa chi tiêu cho mua nguyên vật liệu và thời gian của bán thành phẩm có thể là quá dài, và giảm thời gian trễ này làm tăng khả năng sinh lợi (Deloof, 2003). Một mối quan hệ đáng kể giữa GOP và quy mô của một công ty cũng như giữa ROA và quy mô của một công ty đã được phát hiện trong nghiên cứu này. Điều này cho thấy là quy mô của một công ty tăng lên, nó sẽ làm tăng lợi nhuận của mình và ngược lại. Các mô hình hồi quy tìm được có thể được sử dụng cho phân tích và ra quyết định. Ngoài ra, bài nghiên cứu chỉ ra các chỉ số thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong tất cả các phương trình hồi quy, bài nghiên cứu này còn đi sâu vào phân tích hồi quy phân loại các công ty theo mức độ thanh khoản. Có thể kết luận rằng các công ty phải chú ý các chỉ số của các khoản phải trả, các khoản phải thu và chuyển đổi hàng tồn kho, bởi vì thành công quản lý các chỉ số ảnh hưởng đến giá trị của một công ty.

Tuy nhiên hạn chế của kết quả nghiên cứu này chỉ có thể được sử dụng bởi các công ty của Latvia ở lĩnh vực sản xuất mà chưa nghiên cứu cho các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.2.1.4. Nghiên cứu của Ebrahim Mansoori và Joriah Muhammad (2012), The effect of working capital management on firm’s profitability: evidence from Singapore, về “Tác động của quản trị vốn luân chuyển lên lợi nhuận của các

công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại Singapore”.

Nghiên cứu này tập trung vào việc quản trị vốn luân chuyển trên hoạt động công ty và làm sáng tỏ hơn vấn đề ảnh hưởng quản lý hiệu quả vốn luân chuyển đến lợi nhuận công ty. Dữ liệu để kiểm tra thực nghiệm của các giả thuyết nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu thứ cấp của các báo cáo tài chính của các công ty được niêm yết trên TTCK Singapore. Mẫu cuối cùng gồm 736 biến quan sát của 92 công ty bao gồm 5 ngành đó là ngành điện tử, xây dựng và vật liệu, công nghệ phần cứng, kỹ thuật công nghiệp, sản xuất thực phẩm trong 8 năm từ năm 2004 - 2011.

24

Với phương pháp nghiên cứu phân tích hồi quy đa biến OLS và FEM kết quả hồi quy theo thu được theo mô hình tác động cố định như sau:

(1) ROA = - 0,0002CCC + 0,0377SIZE – 0,2331LEV + 0,0002GROWTH + 0,5771GDP (2) ROA = - 0,0005RCP + 0,0362SIZE – 0,2651LEV + 0,0002GROWTH + 0,5441GDP (3) ROA = - 0,0002ICP + 0,0436SIZE – 0,2024LEV + 0,0002GROWTH + 0,5893GDP (4) ROA = - 0,0002PDP + 0,0457SIZE – 0,20827LEV + 0,0002GROWTH + 0,5876GDP

Một số gợi ý chính đã được nêu ra từ những phát hiện của nghiên cứu. Đầu tiên, nhà quản lý sẽ cải thiện hiệu suất của họ và tăng lợi nhuận công ty bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Thứ hai, rút ngắn thời gian thu tiền, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng lợi nhuận công ty. Thứ ba, nếu rút ngắn thời gian phải trả sẽ tăng lợi nhuận công ty. Cuối cùng, mối quan hệ giữa việc quản lý vốn luân chuyển và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt ngành công nghiệp. Một trong những hạn chế của nghiên cứu có liên quan đến thời gian nghiên cứu từ năm 2004 - 2011. Bài nghiên cứu không thể thu thập dữ liệu cho năm 2012. Hơn nữa, tác giả không thể điều tra các ngành công nghiệp khác bởi vì dữ liệu không đầy đủ.

2.2.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nƣớc

2.2.2.1. Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa (2014) về “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam” trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập

Theo bài nghiên cứu này, tác giả phân tích dữ liệu gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2006 đến 2012, bằng các ước lượng bình phương tối thiểu (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để kiểm định. Kết quả thu được theo mô hình hiệu ứng cố định như sau:

(1) GOP = 0,818 - 0,000381RP - 0,0448SIZE – 0,0722LEV + 0,501FAR - 0,00172CR (2) GOP = 0,795 - 0,0000228IP - 0,0443SIZE – 0,0782LEV + 0,496FAR - 0,00191CR (3) GOP = 0,819 - 0,000121PP - 0,0467SIZE – 0,0644LEV + 0,502FAR - 0,00196CR

25

(4) GOP = 0,791 - 0,0000263CCC - 0,0439SIZE – 0,08087LEV + 0,496FAR - 0,00198CR Từ kết quả trên cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lưu kho sẽ gia tăng khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp. Nhóm tác giả còn nghiên cứu mối quan hệ này ở một số ngành khác nhau và kết quả cho thấy do đặc điểm ngành khác nhau mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giữa các ngành cũng khác nhau.

Bài nghiên cứu này mới dừng ở nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu mở rộng mối quan hệ này với giá trị thị trường cũng như khả năng thanh toán của công ty với khoảng thời gian dài hơn và số công ty lớn hơn.

2.2.2.2. Nghiên cứu của Bùi Thị Nhung (2013) về “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty tại Việt Nam”

Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy theo phương pháp hồi quy OLS và Fixed effect với mẫu gồm 305 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Kết quả thu được theo mô hình Fixed effect như sau:

(1)GOP = - 0,159758 – 0,000298AR + 0,036283LNS – 0,073976FD + 0,177529FA (2)GOP = - 0,208336 – 5,08E-05AP + 0,038343LNS – 0,052936FD + 0,145646FA (3)GOP = - 0,100146 – 0,000145INV + 0,029774LNS – 0,049844FD + 0,155359FA (4)GOP = - 0,110446 – 0,000166CCC + 0,031697LNS – 0,065800FD + 0,171958FA Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi của các công ty đánh giá thông qua tỷ lệ lãi gộp trên tài sản hoạt động kinh doanh với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó như kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, kỳ chuyền đổi hàng tồn kho. Các nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và giữ cho các thành phần khác nhau của nó đến một mức tối ưu.

Bài nghiên cứu chỉ mới tập trung được các yếu tố nội bộ, chưa xem xét đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)