Trên thế giới

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đậu (fabaceae) ở xã châu thái, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 40)

Mặc dù cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng sống khác nhau, nhưng khi xây dựng phổ dạng sống của một hệ thực vật nào đó người ta vẫn thường sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934) vì nó khoa học, đơn giản dễ sử dụng [33].

Cơ sở để phân chia dạng sống của Raunkiaer là sự khác nhau về tính thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi của năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi,

Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị để phân loại, đó là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Theo ông có 5 dạng sống cơ bản:

(1). Cây chồi trên đất (Phanerophytes) – Ph; (2). Cây chồi sát đất (Chamaephytes) – Ch; (3). Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – Hm; (4). Cây chồi ẩn (Crytophytes) – Cr;

(5). Cây một năm (Therophytes) - Th

Ngoài ra khi phân tích dạng sống của các cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 nhóm phụ để dễ sử dụng hơn trong các rừng nhiệt đới ẩm, đó là:

(1). Cây gỗ lớn cao trên 25m (Mg);

(2). Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 25m (Me); (3). Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi); (4). Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na); (5). Cây bì sinh (Ep);

(6). Cây chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp); (7). Cây chồi trên đất mọng nước (Suc);

(8). Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp); (9). Cây chồi trên đất thân thảo (Hp)

Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật với nhau, Raunkiaer(1934) [41] đưa ra một phổ dạng sống chuẩn dựa trên việc tính toán cho hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhau trên thế giới:

SN = 46 Ph + 9Ch + 26 Hm + 8 Cr + 15 Th

1.6.2. Ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về phổ dạng sống ở Việt Nam chưa nhiều, tuy nhiên cũng có một số công trình lớn đã đề cập đến vấn đề này. Điển hình là công trình nghiên cứu của Pocs Tamas (1965) [40] khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc - Việt Nam, ông đã phân tích, lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này và thu được kết quả như sau :

Cây lớn có chồi trên đất cao 8-30m (Me) 3,80% Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8,02% Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08% Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%

Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi nửa ẩn (Hm), Cây chồi ẩn (Cr) 40,68%

Cây chồi một năm (Ch) 7,11%

Và phổ dạng sống như sau:

SB = 52,2% Ph + 40,68% (Ch, Hm, Cr) + 7,11% Th

Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [35] đã công bố dạng sống như sau:

SB= 75,71 Ph + 5,78 Ch + 4,83 Hm + 10,23 Cr + 3,45 Th

Ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [34] đã lập được phổ dạng sống:

SB = 78,88 Ph + 4,14 Ch + 5,76 Hm + 5,97 Cr + 5,25 Th

Đối với khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài (2007) [16] đưa ra phổ dạng sống như sau: SB = 84,77 Ph + 4,94 Ch + 2,41 Hm + 3,05 Cr + 4,83 Th.

Từ những dẫn liệu trên cho thấy: Vùng nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưu thế của nhóm dạng sống cây chồi trên (Ph), điều này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả như Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (2003), Lê Trần Chấn (1999).

1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại địa điểm nghiên cứu

1.7.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Quỳ Hợp là một huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 19029’ vĩ độ Bắc và từ 104056’ đến 105021’ kinh độ Đông.

Xã Châu Thái nằm trong tọa độ địa lý 1050 8’42’’đến 105010’40’’ độ kinh Đông, 190 17’38’’ đến 19020’42’’ độ vĩ Bắc. Cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 12 Km về phía Tây, cách thành phố Vinh 130km về phía tây Bắc.

Phía Nam giáp xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông. Phía Đông giáp xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp.

Phía Tây giáp xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp.

Tổng diện tích của xã Châu Thái là 10.684 ha, gồm 13 bản, với 5.063 nhân khẩu, trong đó có 4.837 người Thái, 226 người Kinh. Như vậy người Thái chiếm đại đa số là 96%.

b. Địa hình, đất đai

Xã Châu Thái bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, khe, suối xen kẽ nhau. Có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, trong đó có một số đỉnh núi phía Tây cao 1000m. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đá vôi dốc, hình thành nên các thung lũng hẹp, độ dốc trung bình vùng nghiên cứu khoảng 15- 250, có những nơi dốc cục bộ đến 450, hiện tượng Caster tạo nên nhiều hang đá. Kiểu địa hình này khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và rừng bao phủ.

Đất đai:

Xã Châu Thái với các yếu tố địa hình, địa mạo đã tạo nên nhiều kiểu đất khác nhau. Theo kết quả khảo sát năm 1996 của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, thì xã Châu Thái có một số kiểu đất tiêu biểu như sau:

- Đất Feralits phát triển trên đá Macma axit - Đất Feralits phát triển trên đá vôi

- Đất Feralits mùn phát triển trên đá phún xuất - Kiểu đất hình thành từ phù sa mới xuất hiện.

Đất có độ dày của tầng A+B trung bình từ 50-60 cm, màu đỏ đến xám vàng, cấu tạo lớp này dày, phong hóa mạnh, độ phì cao. Ngoài các kiểu đất chính Châu Thái có một diện tích đất mặt nước (ao, hồ, sông, suối).

c. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu miền núi trung du Nghệ An là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc Và Tây Nam, các yếu tố khí hậu mang tính phân cực mạnh, hình thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ: Theo số liệu thu được tại trạm Quỳ Hợp, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 18,70C. Giờ nắng hàng năm là 1.643,9 giờ, bức xạ tổng cộng hàng năm là 76,6Kcalo/năm, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Mùa mưa thường tập trung 71% đến 91% lượng mưa vào tháng 8-9 (bảng 2) có ngày đạt 600 mm.

Nhiệt độ bình quân năm là 29,80C (tháng 6), nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,40C (tháng 6) do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió phơn Tây Nam (gió Lào). Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 20C (tháng 1). Do vậy, mà ở đây thường xuyên xuất hiện sương muối, đó là hậu quả trực tiếp của nhiệt độ thấp.

+ Lượng mưa: Trung bình ở Quỳ Hợp là 1.417,2 mm mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (bảng 2) đạt tới 1.158,8 mm chiếm 81,45% lượng mưa cả năm. Mùa khô chỉ có 263,6 mm chiếm 18,5%, tuy nhiên do ảnh hưởng của gió

mùa Tây Nam khô và nóng vào tháng 5, tháng 6 nên lượng mưa hơi giảm vào tháng 6 nhưng lại tăng nhanh vào tháng 7,8,9 .

Lượng mưa tập trung không đều hình thành hai mùa rõ rệt đó là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Khả năng bốc hơi tương đối thấp chỉ đạt 753 mm/năm, độ ẩm không khí khá cao 85,5%

Bảng 1: Số liệu khí tượng trạm Quỳ Hợp từ năm 2010 đến năm 2014

Yếu tố khí tượng Tháng Nhiệt độ Trung bình Số giờ nắng hàng tháng Lượng mưa (mm) Độ ẩm trung bình không khí (%) Khả năng bốc hơi (mm) 1 18,7 85,2 31,5 88,5 45 2 20,7 73,5 39,5 90,2 38 3 22,7 101,7 35,0 88,0 43 4 25,5 138,7 72,7 85,0 78 5 29,5 199,7 177,2 83,0 110 6 29,8 147,2 128,2 81,2 86 7 26,6 179,5 179,2 80,5 82 8 27,9 171,5 240,0 82,7 72 9 26,8 180,7 245,0 86,0 49 10 22,4 148,2 189,2 84,7 70 11 20,8 114,0 32,0 86,0 47 12 18,8 104,0 53,2 88,5 33 Cả năm 24,0 1.643,9 1.417,2 85,3 753

(Số liệu do đài khí tượng thủy văn huyện Quỳ Hợp cung cấp)

+ Thủy văn: Trên địa bàn xã Châu Thái không có những dòng sông lớn, chỉ có những con suối nhỏ xuất phát từu chân dãy Pù Huống ở phía Tây, chảy theo hướng Đông Bắc ra sông Dinh sau đó chảy về Sông Hiếu.

d. Thảm thực vật

Xã Châu Thái nằm trong khu hệ thực vật vùng núi Tây Nam Nghệ An thuộc phía Bắc dãy Trường Sơn nên động thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú. Thảm phủ thực vật có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới, rừng nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng kín thường xanh á nhiệt đới có độ cao trên 900m.

Theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ năm 2005 thì xã Châu Thái có các kiểu rừng sau:

- Rừng nhiệt đới mưa ẩm là rộng thường xanh

- Kiểu phụ rừng núi đá lá rộng thường xanh: Diện tích kiểu rừng núi đá có 459,7 ha, phân bố về phía Tây Nam của xã giáp huyện Con Cuông.

- Rừng tre nứa xuất hiện từ độ cao dưới 500 m và phân bố rải rác theo từng đám ở các chân núi.

- Rừng trồng: Trên địa bàn phân lớn là rừng trồng thuần loài như Keo, Bạch Đàn, trong đó keo chiếm một tỷ lệ khá lớn và được trồng nhiều trong những năm gần đây.

Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu còn có rừng thông hỗn giao dưới tán rừng tự nhiên ở loại hình làm giàu rừng.

1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Đặc điểm dân cư

- Xã Châu Thái tổng dân số là 13 bản, với 5.063 nhân khẩu, trong đó người Thái chiếm đa số với 4.837 người Thái chiếm tỷ lệ 96%, 226 người kinh.

Xã Châu Thái là một xã chủ yếu là đồi núi cao và dốc, nhiều khe suối, khí hậu khắc nghiệtvà dân cư thưa thớt, sống tập trung thành các bản làng nhỏ lẻ, có điều kiện kinh tế khó khăn. Trình độ dân trí thấp, nhận thức về phát triển kinh tế ổn định bền vững, lâu dài còn hạn hẹp nhất là trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hướng tới sản xuất hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng và nhu cầu sinh hoạt gia đình. Với độ cao trung bình trên 1000m, địa hình là núi rừng nên người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào tài nguyên của núi rừng để khai thác lâm sản, săn bắn, bẫy chim thú, phá rừng làm nương rẫy…..

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa, phát nương là rẫy trồng các lạo cây hoa màu như ngô, khoai, bầu bí, dong riềng, gừng….

Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho việc mua bán của người dân. Song trao đổi mua bán sản phẩm chủ yếu từ rừng, nhiều nhất là các loại động vật quý hiếm như các loại rùa, khỉ, các loài rắn, chồn hương, lợn rừng…sản phẩm nông nghiệp khác.

Trong xã có một trạm xã, giáo dục phát triển khá đồng đều, một trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) ở xã Châu Thái thuộc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài sẽ được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015, thời gian phân bố như sau:

- Tháng 10, 11/2014: Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu viết đề cương.

- Tháng12/2014: Thu mẫu đợt 1 - Tháng 3/2015: Thu mẫu đợt 2 - Tháng 6/2015: Thu mẫu đợt 3

Mỗi đợt thu mẫu kéo dài 5-7 ngày, sau đó chúng tôi tiến hành xử lý mẫu, định loại, lập danh lục.

- Tháng 8-10/2015: Xử lý số liệu và viết luận văn. - Tháng 10/2015: Hoàn chỉnh luận văn và bảo vệ.

2.3. Nội dung

* Điều tra thu mẫu và xác định tên khoa học thành phần loài thực vật họ Đậu (Fabaceae) ở xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.

* Xây dựng bảng danh lục họ Đậu (Fabaceae) ở xã Châu Thái, huyện Quỳ

Hợp, Nghệ An. * Phân tích tính đa dạng thực vật về các mặt: + Thành phần loài, các tacxon + Dạng sống + Yếu tố địa lý thực vật + Phân bố thực vật

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra thu mẫu

Điều tra theo phương pháp mở rộng dần bán kính cho đến khi không gặp loài nào mới nữa thì thôi của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [33].

2.4.2. Phương pháp thu xử lý và trình bày mẫu vật

-Thu mẫu theo nguyên tắc được trình bày trong tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [33].

- Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây thu mẫu ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ phải đạt 29cm x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối với cây thân thảo thì cố gắng thu cả rễ thân lá. Đối với mẫu cùng cây thì đánh cùng một số hiệu. Khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc điểm này dễ mất khi mẫu khô: Nhựa mủ, màu sắc, hoa, quả, lá… Khi thu mẫu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao nilông bó vào bao tải buộc lại sau đó mới đem về phòng thí nghiệm xử lý [32].

-Xử lý và trình bày mẫu:

Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp được ghi trong tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn [32].

Các mẫu thu thập từ thực địa được mang về phòng thí nghiệm tiến hành xử lý, phân tích và làm tiêu bản phục vụ quá trình nghiên cứu và lưu trữ.

Ép mẫu: Trước khi sấy, mẫu được ép phẳng trên giấy báo dày, đảm bảo

toàn bộ phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa, quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu.

Sấy mẫu: Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý

mẫu và sấy khô tại phòng Bảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, trường Đại học Vinh. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng crôki kích thước 30 cm x 42cm.

Sau khi ép mẫu khô và xử lý theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp với các thông tin thu thập tại thực địa, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của các loài.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đậu (fabaceae) ở xã châu thái, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 40)