Động lực proto nở vi sinh vật ưa kiềm

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình oxi hóa pyruvate, chuỗi truyền điện tử và sự phosphoryl hóa oxy hóa (Trang 29 - 30)

Vi sinh vật ưa kiềm duy trì pH trung tính khi pH môi trường bên ngoài lớn hơn 10. Sự sinh trưởng của chúng phụ thuộc Na+. Na+ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì pH nội bào. H+ được xuất đi bằng ETP được đổi với Na+ qua protein nghịch tải Na+/H+. Một đột biến protein nghịch tải Na+/H+(nhaC-) của Bacillus firmus

không thể sống được ở pH =10. Ở một số vi khuẩn, Na+ được xuất thay thế H+

thông qua ETP phụ thuộc Na+, chứa phức hệ enzyme NADH-quinone reductase phụ thuộc Na+. Nó giống như một bơm muối Natri sơ cấp.

Vi sinh vật ưa kiềm duy trì một động lực Natri thay thế cho động lực proton, và có ATPase phụ thuộc Na+ và protein vận chuyển . Sự vận chuyển này cũng phụ thuộc Na+. Bởi vì 1 H+ trao đổi với nNa+ (n >10), protein nghịch tải Na+/H+ làm tăng thế màng.

Một protein nghịch tải Na+/H+ cũng được biết đến ở vi sinh vật ưa trung tính là

E. coli. Đột biến ở protein nghịch tải làm giảm sức chịu kiềm hơn so với chủng dại. Protein nghịch tải Na+/H+ làm cho vi sinh vật ưa trung tính có một vài đặc tính kháng kiềm. Động lực Natri không chỉ thấy ở vi sinh vật ưa kiềm mà còn thấy ở cổ khuẩn ưa mặn. Một vài decarboxylase có tính phụ thuộc Na+ (Mục 8.6).

8. Chuỗi vận chuyển điện tử phosphoryl hóa (oxi hóa)

Chất mang điện tử, như là NAD(P)+, FAD và PQQ bị khử trong quá trình đường phân và chu trình TCA. Điện tử từ các chất mang đi vào chuỗi truyền điện tử ở các cấp độ khác nhau. Chất mang điện tử là các bị oxi hóa, khử phân tử oxxi thành nước qua ETP để tích trữ năng lượng dưới dạng động lực proton (∆p).

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình oxi hóa pyruvate, chuỗi truyền điện tử và sự phosphoryl hóa oxy hóa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w