Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấ y

Một phần của tài liệu Xác định bằng giải tích và thực nghiệm thời gian sấy trong các thiết bị sấy gỗ đối lưu (Trang 40 - 41)

Thời gian sấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc xác định một cách chính xác thời gian sấy là một việc làm khĩ khăn và cần được xem xét đánh giá một cách tỷ mỷ và chính xác các tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy.

nh hưởng của loại gỗ: Như ở mơn học "khoa học gỗ" đã cĩ dịp đề

cập, các loại gỗ khác nhau thường cĩ cấu tạo và tính chất rất khác nhau, do đĩ cĩ ảnh hưởng rất đáng kể đến thời gian sấy. Qua kinh nghiệm thực tế cho phép ta điều tiết thời gian sấy thơng qua các hệ số điều chỉnh thời gian sấy theo loại gỗ sau đây:

Ảnh hưởng của khối lượng riêng: Thơng thường, gỗ cĩ khối lượng riêng càng lớn thì tốc độ thốt ẩm càng chậm, càng dễ sản sinh khuyết tật sấy và do vậy thời gian sấy càng kéo dài. Khối lượng riêng của gỗ là một chỉ tiêu đặc trưng cho từng loại gỗ và trong kỹ thuật sấy, khối lượng riêng của gỗ cũng là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc phân nhĩm gỗ sấy, và do đĩ cĩ ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sấy.

Ảnh hưởng của qui cách gỗ sấy: Qui cách ván được xem xét theo 3 chiều: bề dày, bề rộng và chiều dài, trong đĩ bề dày của ván cĩ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sấy. Gỗ càng dày sấy càng lâu khơ và nguy cơ sản sinh các khuyết tật sấy càng lớn và do đĩ phải sấy với chế độ sấy càng mềm và càng kéo dài thời gian sấy.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao sẽ làm tăng tốc độ dẫn ẩm và bay hơi của nước và do đĩ gỗ càng nhanh khơ. Tuy nhiên, để cĩ được chất lượng sấy tốt, tùy theo từng loại gỗ, cần cân nhắc lựa chọn một nhiệt độ sấy thích hợp để vừa đảm bảo khơ nhanh mà khơng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sấy.

Ảnh hưởng của tốc độ tuần hồn của mơi trường sấy: Về cơ bản, tốc độ tuần hồn của mơi trường sấy càng tăng sẽ cĩ tác dụng rút ngắn thời gian sấy. Tuy nhiên ở đây cũng cần cân nhắc thêm về mặt kinh tế sao cho cĩ lợi nhất.

Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu nên việc chọn lựa tốc độ tuần hồn 2 ÷ 4 m/s là hợp lý để sử dụng trong tính tốn thiết kế lị sấy.

Ảnh hưởng của độẩm: Vật liệu sấy càng ướt (độ ẩm ban đầu ωa càng cao) và mức độ giảm ẩm yêu cầu càng thấp (độ ẩm cuối cùng ωc càng thấp thì thời gian sấy càng dài. Tức là thời gian sấy phụ thuộc vào độ ẩm của gỗ.

Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay, phần lớn gỗ sấy phục vụ cho sản xuất đồ mộc và nội thất, thường yêu cầu sấy khơ xuống độ ẩm ωe = 8 ÷ 13% Do vậy, yếu tố độ ẩm ảnh hưởng đến thời gian sấy ở đây là độ ẩm ban đầu của vật liệu sấy. Độ ẩm ban đầu của gỗ sấy trong thực tế phụ thuộc vào nguồn gỗ, gỗ nội địa hoặc gỗ nhập khẩu. Thơng thường lượng gỗ nhập về ở dạng gỗ xẻ, cĩ khi đã qua hong phơi.

Do tình hình biến động khá lớn về độ ẩm ban đầu như vậy cho nên gỗ trước khi đưa vào sấy cần phải tiến hành xác định độ ẩm ban đầu của gỗ để làm cơ sở cho việc tính tốn xác định thời gian sấy và quyết định chọn lựa qui trình sấy phù hợp.

Một phần của tài liệu Xác định bằng giải tích và thực nghiệm thời gian sấy trong các thiết bị sấy gỗ đối lưu (Trang 40 - 41)