1. Quy mô triển khai
Mô hình sản xuất cải củ Đầm Hà thƣơng phẩm đƣợc triển khai tại xã Đầm Hà – huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh có diện tích 1,0 ha từ ngày 24 tháng 9 năm 2010 với 14 hộ nông dân tham gia. Trƣớc khi gieo trồng, các hộ nông dân đã đƣợc tập huấn kỹ thuật sản xuất cải củ an toàn
2. Nội dung thực hiện
- Các loại vật tƣ hỗ trợ nhƣ: giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã đƣợc cấp phát cho từng hộ nông dân theo định mức kỹ thuật.
- Quá trình làm đất, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,... đều áp dụng theo quy trình sản xuất rau an toàn, do cán bộ kỹ thuật Công ty tƣ vấn và Đầu tƣ phát triển Rau hoa quả - Viện nghiên cứu Rau quả phối hợp với trạm khuyến nông huyện hƣớng dẫn, chỉ đạo. Các cán bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với các cán bộ tại địa phƣơng đã thƣờng xuyên có mặt tại địa phƣơng để hƣớng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Trên mô hình, cán bộ kỹ thuật đã hƣớng dẫn nông dân tỉa cây triệt để, khắc phục việc gieo thành từng khóm nhiều cây theo tập quán sản xuất của địa phƣơng, làm tăng khả năng sinh trƣởng và phát triển của củ. Giữa tháng 11 xuất hiện bệnh khảm lá do virus, đã chỉ đạo nông dân phun thuốc diệt bọ chích hút để ngăn chặn sự lây lan của dịch hại, hạn chế tối đa tác hại của bệnh. Tỷ lệ các loại sâu ăn lá và sâu hại khác thấp. Do sử dụng thuốc BVTV sinh học trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nên đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn an toàn.
3. Kết quả mô hình: 3.1. Sinh trưởng:
- Cây cải củ đƣợc gieo trồng đúng theo quy trình kỹ thuật nên nảy mầm đạt tỷ lệ cao, sinh trƣởng tốt.
- Cây cải củ đƣợc trồng theo đúng mật độ, khoảng cách. Việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đƣợc thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật:
+ Bón thúc kết hợp với xới xáo, làm cỏ đƣợc tiến hành 2 lần với lƣợng phân bón theo đúng quy trình.
+ Cây đƣợc tƣới đủ nƣớc theo nhu cầu.
+ Việc kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sự phát sinh, phát triển của dịch hại đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nên đảm bảo có biện pháp phòng trừ kịp thời
3.2. Sâu bệnh hại
- Ở thời kỳ trên ruộng sản xuất, cây cải củ của mô hình không bị sâu bệnh hại nặng trong suốt quá trình sinh trƣởng. Tỷ lệ nhện và bọ trĩ xuất hiện ở mức 3-5%. Bệnh chết ẻo ở giai đoạn cây con có xuất hiện nhƣng đã đƣợc khống chế, không gây hại ở ngƣỡng kinh tế. Bệnh khảm lá xuất hiện ở giai đoạn gần thu hoạch nhƣng đã đƣợc phòng chống sự lây lan để hạn chế tác hại.
3.3. Năng suất
Cây cải củ tại mô hình cho thu hoạch tại 90 ngày sau gieo. Kết quả theo dõi năng suất nhƣ sau
Số cây TH/ m2 Kích thƣớc củ trung bình Năng suất thực thu ( Tấn /ha)
Dài củ ĐK củ KL củ
12 cây 30 cm 5,5 cm 350 g 40,0
Năng suất của cải củ tại mô hình đạt cao hơn năng suất sản xuất theo truyền thống của nông dân 1, 6 lần (tăng 60% so với năng suất của nông dân)
Với giá bán củ tƣơi trung bình 5.000/ kg, thu nhập bình quân của nông dân đạt 6,0 triệu đồng/ sào (210 triệu/ ha), lãi thuần 3,0 triệu đồng/sào.
4. Kết luận
- Sản xuất cải củ an toàn có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gấp nhiều lần lúa. - Ngƣời nông dân tại xã Đầm Hà đã nắm đƣợc kỹ thuật sản xuất cải củ an toàn và hoàn toàn có thể sản xuất đƣợc cải củ an toàn với quy mô lớn.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, vừa đảm bảo phòng trừ sâu bệnh vừa an toàn sản phẩm rau. Thông qua mô hình đã mở ra hƣớng sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho nông dân tại các điểm mô hình.
- Qua tập huấn kỹ thuật và thực hiện sản xuất trong mô hình, ngƣời nông dân đã hiểu đƣợc các nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và nắm đƣợc nguyên tắc sản xuất rau an toàn. Trong quá trình sản xuất họ đã thận trọng hơn, nhận thức của ngƣời nông dân đã đƣợc nâng lên.
- Mô hình đã thực sự mang lại hiệu quả cho ngƣời nông dân: Nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật tiên tiến, năng suất tăng đáng kể so với trƣớc đây. Hiệu quả sản xuất tăng, cải thiện đời sống cho ngƣời nông dân.
Mô hình sản xuất cải củ Đầm Hà thƣơng phẩm đã đƣợc hội nghị đầu bờ tổ chức ngày 26 tháng 11 năm 2010 đánh giá cao.