Nghiên cứu tỷ lệ thành phần môi trường sản xuất thích hợp cho nấm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm bạch cương beauveria bassiana để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng (Trang 30 - 60)

THÍCH HỢP CHO NẤM BEAUVERIA BASSIANA (Bb)

II.1 /Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo trên môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb

Theo tài liệu của PGS.TS Phạm Thị Thùy thì nấm Bb đòi hỏi môi trường có nguồn dinh dưỡng phù hợp để phát triển như hàm lượng Nito, Cacbon, Kali, Photpho, Vitamin... đồng thời môi trường phải độ thoáng khí nhất định. Như phương pháp đã trình bày, dựa vào môi trường cơ bản của Viện Bảo vệ thực vật, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của cám gạo đến sự phát triển của nấm Bb. Kết quả được trình bày ở bảng 1

Bảng 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng

chế phẩm nấm Beauveria bassiana Đợt thí nghiệm Công thức Môi trường cơ bản (%) Lượng cám gạo (%) Số lượng bào tử (x 109 bt/g) Ttb (oC) Htb (%) Đợt 1 từ 1 20 80 4,0 2 30 70 5,5 3 40 60 6,0 4 50 50 5,0 Đợt 2 từ 1 20 80 4,2 2 30 70 5,8 3 40 60 6,5 4 50 50 5,1 Qua bảng 1 chúng tôi rút ra nhận xét:

- Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ khác nhau dẫn đến chất lượng chế phẩm

cũng khác nhau. Cụ thể ở điều kiện t0

tb là 24,50C và ẩm độ trung bình là 82,5% cho số lượng bào tử cao hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp là 21.00C và độ ẩm thấp là 80,5%.

Điều này cho thấy t0 và ẩm độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của nấm. Ở điều kiện 24,50C và độ ẩm 82,5% nấm phát triển tốt hơn và cho chất lượng cao hơn. Theo chúng tôi thì ở điều kiện 24,50C và độ ẩm 82,5% là thích hợp cho nấm phát triển. - Trong 2 đợt thí nghiệm tỷ lệ cám gạo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nấm

Bb. Trong 4 công thức thí nghiệm đợt 2 thì ở công thức III với 60% tỷ lệ cám gạo thì

lượng bào tử hình thành là lớn nhất và đạt 6,5x 109bt/g chế phẩm . Công thức II với 70% tỷ lệ cám gạo đạt chất lượng 5,8x109bt/g, công thức IV với 70% tỷ lệ cám gạo đạt chất lượng 5,1x109bt/g và thấp nhất là công thức I với 80% tỷ lệ cám gạo chỉ đạt chất lượng 4,6x109bt/g.

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Tỷ lệ cám trong môi trường sản xuất

là 60% thích hợp nhất cho nấm Bb phát triển. ( Hình 2 )

Để tiện nhìn nhận về ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng của chế

phẩm nấm Bb trên môi trường sản xuất, chúng tôi thể hiện kết quả ở bảng 1 qua biểu

đồ 1:

Số lượng bào tử ( x 109bt/g )

%Cám gạo/ môi trường

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến chất lượng chê phẩm nấm Bb

II.2 /Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô trên môi trường sản xuất đến sự phát triển của nấm Bb

Nấm Bb rất cần nguồn Cacbon để phát triển, trong bột ngô có hàm lượng

bản của Viện Bảo vệ thực vật có cám, ngô, trấu. Sau khi xác định được tỷ lệ cám

trong môi trường sản xuất thích hợp cho nấm Beauveria bassiana phát triển là 60%. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ của bột ngô. Kết quả trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chất lượng

chế phẩm nấm Beauveria bassiana Đợt thí nghiệm Công thức Môi trường cơ bản (%) Lượng cám ngô bổ sung (%) Số lượng bào tử( x 109 bt/g) T tb (oC) H tb (%) Đợt 1 từ 22/3 đến 29/3 1 90 10 4,8 21,0 80,5 2 80 20 5,8 3 70 30 6,1 4 60 40 5,4 Đợt 2 từ 19/4 đến 26/4 1 90 10 5,0 24,5 82,5 2 80 20 5,9 3 70 30 6,5 4 60 40 5,7 Quả bảng 2 chúng tôi rút ra nhận xét:

- Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển của nấm Bb. Ở

bt/g. cao hơn so với đợt 1 ở 21,0 oC và 80,5% với số lượng bào tử chỉ đạt 6,1 x109 bt/g.

- Trong 4 CT thí nghiệm ở đợt 2 thì ở công thức III tức là môi trường có tỷ lệ

bột ngô 30% cho số bào tử nấm của chế phẩm là 6,5 x109 bt/g. So với các công thức khác thì đây là tỷ lệ ngô cho số lượng bào tử cao nhất.

Ở công thức I môi trường có tỷ lệ bột ngô là 10% cho số lượng bào tử thấp nhất : 5,0 x109 bt/g . Môi trường có tỷ lệ bột ngô là 20% và 40% (công thức II và IV ) cho số lượng bào tử trung bình, cụ thể số lượng bào tử nấm lần lượt là: 5,9 x109 bt/g và 5,7 x109 bt/g. Ở đợt thí nghiệm 1 cũng cho kết quả tương tự.

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Môi trường có 30% bột ngô là tốt nhất cho nấm Bb phát triển. ( Hình 3 )

Hình 3: Nấm Bb phát triển trên các môi trường có tỷ lệ cám ngô khác nhau

Để nhìn nhận rõ về ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chất lượng chế phẩm

nấm Bb, chúng tôi thể hiện kết quả ở bảng 2 qua biểu đồ 2 :

Số lương bào tử (x 10

9

bt/g)

% Bột ngô/môi trường

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột ngô đến chât lượng của chế phẩm nấm Bb

II.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước với môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb

Bên cạnh môi trường sản xuất thì một trong những chỉ tiêu quan trọng

cho sự phát triển và hình thành bào tử nấm đó là xác định đúng tỷ lệ giữa hàm

lượng nước với môi trường sản xuất vì nước hòa tan các chất dinh dưỡng và tạo

độ ẩm. Để xác định tỷ lệ về hàm lượng nước trên môi trường sản xuất phù hợp

cho sự hình thành và phát triển của nấm Bb, chúng tôi bố trí thí nghiệm với 4

công thức. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3:

Bảng 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ nước với môi trường sản xuất đến chất lượng chế phẩm nấm Bb Đợt Công thức Phần tỷ lệ giữa Tỷ lệ nước (ml) Môi trường cơ bản (%)

TN đợt 1 1 1 4 2,8 21,0 80,5 2 1 3 5,95 3 1 2 5,2 4 1 1 3,0 TN đợt 2 19/4 1 1 4 3,0 24,0 82,5 2 1 3 6,0 3 1 2 5,3 4 1 1 3,2

Kết quả bảng 3 cho thấy:

Hàm lượng nước trên môi trường sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến sự

hình thành nấm. Trong 4 CT ở cả 2 đợt thí nghiệm thì ở CT2 với tỷ lệ 1/3 cho

lượng bào tử cao nhất và đạt 6,0 x10

9 bt/g. Còn ở các CT khác nấm phát triển kém hơn. CT3 tỷ lệ 1/2 đạt 5,3 x10 9 bt/g sau đó là CT 4 tỷ lệ 1/1 đạt 3,2 x10 9 bt/g và cuối cùng là CT1 với tỷ lệ 1/4 chỉ đạt 3,0 x10 9

bt/g. Điều này được giải

thích là do thành phần dinh dưỡng đủ nhưng độ thoáng khí và độ ẩm không phù

hợp. Ở CT4 và CT3 độ ẩm cao tạo hiện tượng vón cục trong môi trường làm

giảm độ thoáng khí nấm không phát triển được. Ngược lại ở CT1 vì tỷ lệ nước ít

nên làm cho môi trường khô, rời rạc nên nấm phát triển chậm và cho lượng bào

Hình 4: Nấm Bb phát triển trên các môi trường có tỷ lệ nước khác nhau

Nhiệt độ và ẩm độ cũng ảnh hưởng đến độ ẩm của môi trường và dẫn đến sự

phát triển của nấm. Để tiện theo dõi sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của

nấm Bb trên môi trường sản xuất trong 2 đợt thí nghiệm, chúng tôi thể hiện kết quả ở

bảng 3 qua biểu đồ 3:

Tỷ lệ nước/ môi trường

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ nước đến chất lượng của chế phẩm nấm Bb

Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra: Môi trường sản xuất

có tỷ lệ thành phần nguyên liệu 60% cám, 30% ngô, 10% trấu và tỷ lệ nước/

môi trường là 1/3 cho số lượng bào tử nấm cao nhất và tốc độ phát triển của

nấm Bb cũng nhanh nhất.

II.4/ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy tới chất lượng của chế phẩm nấm Bb

Như chúng ta biết sấy là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình sản

xuất chế phẩm nấm Bb, vì nếu như hàm ẩm trong chế phẩm không đạt yêu cầu

sẽ gây hiện tượng bào tử nấm nảy mầm nhanh làm giảm chất lượng của chế

phẩm cũng như bảo quản không được lâu. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 4

gian sấy thích hợp nhất bằng tủ sấy điện tử của Mỹ ở nhiệt độ 45

o

C. Kết quả thu

được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Ảnh hưởng của thời gian sấy tới chất lượng của

chế phẩm nấm Beauveria bassiana.

Công

thức

Thời gian sấy

(giờ) Số lương bào tử (x 10 9 bt/g) T ( o C) 1 6 4,5 45,0 2 7 5,5 3 8 6,0 4 9 5,8 Qua bảng 4 chúng tôi rút ra nhận xét:

Công thức III sấy 8 giờ cho số lượng bào tử đạt cao nhất là 6.0 x10

9

bt/g.

Công thức IV thời gian sấy 9 giờ số lượng bào tử bị giảm đi một ít, chỉ còn 5,8

x10

9

bt/g. Công thức II số lượng bào tử đạt 5,5 x10

9

bt/g. Công thức I số lượng

bào tử chỉ đạt 4,5x10

9

bt/g. Như vậycác công thức II và công thức I chế phẩm

chưa đạt được hàm lượng ẩm cho phép, dẫn đến số lượng bào tử ít. Công thức

III với 9 giờ sấy thì chế phẩm quá khô, bào tử nấm bị teo lại mặt khác mất thêm

phí là phù hợp. Căn cứ vào kết quả thu được chúng tôi chọn thời gian sấy 8 giờ

là thích hợp nhất, đảm bảo chất lượng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana

cao và độ ẩm phù hợp để bảo quản chế phẩm.( Hình 5 )

Hình 5: Chế phẩm nấm Beauveria bassiana

II.5/ Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana

Từ những kết quả thu được ở trên về tuyển chọn chủng giống và hoàn thiện môi trường, trên cơ sở nghiên cứu tỷ lệ nước, thời gian sấy phù hợp, chúng tôi rút ra quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Bbnhư sau:

Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana Vuill.

Chủng giống Bb phân lập trên sâu róm thông (nguồn ở Thanh Hóa)

2- 3 ngày (25oC, 80%)

2- 3 ngày

III/ THÍ NGHIỆM THỬ HIỆU LỰC CỦA NẤM BEAUVERIA BASSIANA

TRỪ SÂU HẠI CÂY TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Như phần phương pháp đã trình bày, để đánh giá chất lượng của chế phẩm tạo ra chúng tôi tiến hành thử nghiệm đối với một số loại sâu hại cây trồng.

Nhân giống cấp 1 trên môi trường SK

Sấy ở 45oC có thông gió trong 8 giờ Nghiền bi tạo chế phẩm Rải ra nia để hình thành tiếp bào tử

Hoàn thiện môi trường sản xuất (60% cám, 30% ngô, 10% trấu)

Thử hiệu lực sinh học Đóng gói, bảo quản

III.1/ Đánh giá hiệu lực trừ sâu róm thông của chế phẩm nấm Bb:

Sâu róm thông là sâu nguy hiểm với cây thông, chúng hút nhựa gây hiện tượng cháy lá, cây mất nhựa dẫn đến chết. Để khắc phục những hậu quả trên và bảo vệ những rừng thông chúng tôi tiến hành thử hiệu lực diệt sâu tóm thông của chế phẩm nấm Beauveria bassiana. Kết quả được trình bày ở bảng 5:

Bảng 5: Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu róm thông

thí nghiệm từ ( 24/2 – 8/3/2010 )

Công thức

Nồng độ (x 108 bt/ml)

Tỷ lệ sâu chết (%) sau các ngày thí nghiệm T (oC) H (%) 3 6 8 10 13 1 3,0 15,0 45,0 70,0 90,0 95,0 24,0 80,5 2 6,0 20,0 55,0 85,0 90,0 100,0 3 9,0 20,0 70,0 85,0 100,0

Qua bảng 5, chúng tôi nhận thấy thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ 24,0oC và độ ẩm là 80,5% thì:

- Nồng độ thí nghiệm càng cao thì tỷ lệ sâu chết càng cao. Trong 3 công thức trên thì CT3 (9,0 x 108bt/ml) cho hiệu lực diệt sâu cao nhất sau 10 ngày tỷ lệ sâu chết đạt 100%. Sau đó là CT2(6,0 x108bt/ml) với hiệu lực đạt 100% sau 13 ngày và cuối cùng là CT1 (3,0 x108bt/ml) hiệu lưc đạt 95% sau 13 ngày.

- Từ kết quả trên cho thấy chế phẩm nấm Bb có hiệu quả cao với sâu róm thông. Hiệu lực diệt sâu cao nhất ở nồng độ 9,0 x108bt/ml đạt 100% sau 10 ngày. Nên nấm Bb có khả năng ứng dụng rộng rãi để phòng trừ sâu róm thông ngoài tự nhiên.

Trong thí nghiêm phần lớn sâu róm thông chết có mọc nấm trở lại là 70%.

Quá trình thử hoạt lực của nấm Bb với sâu róm thông chúng tôi thu được hình ảnh sâu róm thông chết ( Hình 6 ).

Hình 5: Sâu róm thông chết do nấm Beauveria bassiana trong PTN III.2/ Đánh giá hiệu lực của nấm Bb trừ sâu khoang

Sâu khoang là loại sâu đa thực, chúng phá hoại rất nặng trên các loại rau và cây lương thực. Vì vậy chúng tôi tiến hành thử hiệu lực của nấm Bb trên sâu khoang. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 6:

Bảng 6: Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu khoang thí nghiệm từ ngày 13/1 - 25/1/2010

Công thức

Nồng độ (x 108 bt/ml)

Tỷ lệ sâu chết (%) sau các ngày thí nghiệm T (oC) H (%) 3 5 7 10 13 1 2,0 0,0 5,0 20,0 30,0 40,0 20,5 82,0 2 4,0 5,0 20,0 30,0 45,0 55,0 3 6,0 10,0 30,0 40,0 55,0 65,0

Qua bảng 6 chúng tôi nhận thấy sau 13 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20,5oC và ẩm độ 82% thì chế phẩm có hiệu lực cao với sâu khoang:

Nồng độ 6,0 x108bt/ml cho tỷ lệ sâu chết đạt 65.0%. Nồng độ 4,0 x108bt/ml cho tỷ lệ sâu chết đạt 55.0 %

Từ kết quả trên cho thấy chế phẩm nấm Bb có hiệu quả diệt sâu khoang Hiệu lực diệt sâu cao nhất ở nồng độ 6 x108bt/ml đạt 65 % sau 13 ngày thí nghiệm, kết quả này có thể ứng dụng để phòng trừ sâu khoang ngoài đồng ruộng. Mẫu sâu chết để ẩm, tỷ lệ nấm Bb mọc lại trên sâu là 20%. Quá trình thử hoạt lực của nấm Bb với sâu khoang chúng tôi thu được hình ảnh sâu khoang chết: ( Hình 7 )

Hình 7: Sâu khoang chêt do nấm Beauveria bassiana

III.3/ Đánh giá hiệu lực của nấm Bb trừ sâu xanh bướm trắng

Sâu xanh bướm trắng chủ yếu hại bắp cải và su hào, chúng sinh sản nhanh, và khả nang gây hại cao. Nhằm hạn chế tác hại của sâu trên rau. Chúng tôi tiến hành thử hiệu lực của nấm Bb phòng trừ sâu xanh bướm trắng.

Bảng 7: Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu xanh bướm trắng thí nghiệm từ ngày 18/1 - 29/1/2010

Công thức

Nồng độ (x 108 bt/ml)

Tỷ lệ sâu chết (%) sau các ngày thí

nghiệm T (oC) H (%) 3 5 8 10 12 1 3,0 5,0 15,0 35,0 50,0 65,0 21,0 82,5 2 6,0 5,0 20,0 45,0 60,0 70.0 3 9,0 10,0 30,0 50,0 65,0 75,0

Qua bảng 7 cho thấy:

Trong 2 lần thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 21,0oC, ẩm độ 82,5% thì ở nồng độ càng cao thì tỷ lệ sâu chết càng cao và thời gian chết càng nhanh, sau 12 ngày hiệu lực đạt cao nhất là 75,0% ở nồng độ 9,0 x108

bt/ml. Ở nồng độ 6,0 x108 bt/ml hiệu lực diệt sâu chỉ đạt 70,0%, còn nồng độ 3,0 x 108 bt/ml hiệu lực thấp nhất là 65,0%.

Tất cả các công thức thí nghiệm trên chúng tôi theo dõi và thấy rằng triệu trứng bệnh và chết của sâu đều giống nhau, chủ yếu là chết cứng giữ nguyên hình dạng.

Như vậy ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì hiệu quả diệt sâu xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm bạch cương beauveria bassiana để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng (Trang 30 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w