2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
2.1.1. Giai đoạn 1945-1959
Nhìn lại lịch sử phát triển Việt Nam, vị trí vai trò của phụ nữ ngày càng được cải thiện và nâng cao. Có thể thấy, nhận thức rõ vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp hơn với khả năng và sự đóng góp của phụ nữ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và giúp cho phụ nữ có đủ tự tin để cùng với nam giới thực hiện các hoạt động trong đời sống xã hội trên mọi phương diện.
Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ bị coi rẻ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thân phận của người phụ nữ bị gắn với buồng the, bếp núc, hầu hạ các đấng mày râu; phải tuân thủ các bất bình đẳng kéo dài, trói buộc đôi khi khiến họ lãng quên quyền làm người của mình. Đặc biệt, là từ thế kỷ XV, khi nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội lúc bấy gìơ, nó đã đề cao vị trí gia đình và thông qua việc củng cố gia đình mà duy trì trật tự xã hội, phục vụ lợi ích của nhà nước phong kiến. Người phụ nữ thành yếu thế, bị đè nén và phải tuân thủ những lễ giáo khắc ngiệt. Vị thế của họ rất thấp kém, họ phải luôn cúi mình chịu sự đàn áp hà khắc của các định kiến xã hội và của cả một nền luân lý nho giáo đè nén. Trong gia đình, mặc dù là lực
lượng lao động chủ lực nhưng người phụ nữ không được định đoạt số phận của mình, họ bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến, bị dồn vào khuôn khổ chật hẹp của công việc nội trợ, nuôi dạy con cái phải nghe theo sự điều khiển của người chồng trong gia đình và thậm chí cả con trai của mình. Tư tưởng này vốn ăn sâu vào tiềm thức, người đàn ông là người làm chủ gia đình, có thể làm bất cứ việc gì họ muốn và mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ phải nhất nhất chấp hành. Chính quan điểm lạc hậu đó đã tiếp tay ngăn cản sự tiến bộ của xã hội. Đây thực sự là bất bình đẳng giới, nó kìm hãm sự sáng tạo, tính độc lập của phụ nữ, tạo tiền đề thói quen lạc hậu coi thường phụ nữ.
Ngay sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập mặc dù còn bộn bề công việc chống giặc đói, giặc dốt, chống thù trong giặc ngoài, Nhà nước ta đã sớm ban hành Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946 trong đó có nhiều điều qui định về quyền bình đẳng nam nữ và quyền của phụ nữ:
“Nước Việt nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).
“Tất cả công dân Vịêt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 6).
“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 6).
và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9) [38]. Ngoài ra, Nhà nước ta còn ban hành nhiều Sắc luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về tổ chức thực hiện bình đẳng giới. Đây chính là những văn bản pháp lý tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới được thực hiện quyền bình đẳng của mình. Các văn bản đó đã khẳng định, từ khi ra đời, nhà nước ta luôn luôn nhận thức vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của cách mạng, nhà nước ta
pháp luật này đã tập hợp thành hệ thống các văn bản pháp luật về bình đẳng giới, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện bình đẳng giới trên thực tế ở Việt Nam.
Nước ta, sau khi giành được độc lập cho dân tộc, ý tưởng nam nữ bình quyền đã được đưa thành nguyên tắc trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:
Tại lời nói đầu Hiến pháp năm 1946 có ghi:
“Được quốc dân giao trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dười đây:
- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo; - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân…”
Điều 10 của Hiến pháp năm 1946 còn qui định cụ thể:
“ Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận;
- Tự do xuất bản;
- Tự do tổ chức và hội họp; - Tự do tín ngưỡng;
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”