QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 41)

là đề tài có nhiều quan điểm tranh luận, chưa thực sự thống nhất. Thời gian qua, cùng với khái niệm quyền phụ nữ, bình đẳng giới là vấn đề khá nhạy cảm, được nhiều nhà nghiên cứu, quan tâm, tìm hiểu. Điều này dẫn đến những cách nhìn khác nhau về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì vậy, dưới góc độ luật học, việc nghiên cứu về bình đẳng giới, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ xã hội và hội nhập quốc tế, là việc làm cần thiết.

Trong phạm vi của luận văn này, nội dung chương 1 chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của bình đẳng giới, trong mối quan hệ tương quan với với các quan hệ xã hội khác, theo phương pháp nghiên cứu so sánh thực tiễn Việt Nam với quan niệm của thế giới. Từ đó, bước đầu phát hiện rằng, bình đẳng giới là một vấn đề hiện nay có tính toàn cầu. Pháp luật luôn gắn với quyền lực và đấu tranh giai cấp. Hai yếu tố đó kết hợp và hoà quyện nhau, không tách rời nhau tạo thành phạm trù quyền con người- quyền công dân, phản ảnh quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, cũng như nhu cầu tự nhiên của con người. Quyền bình đẳng thuộc hệ thống các quyền con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyền bình đẳng giới được công nhận.

Tóm lại, chương 1 của luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về

bình đẳng giới, pháp luật bình đẳng giới làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng pháp luật về bình đẳng giới và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam trong những chương tiếp theo.

Chương 2

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Quá trình phát triển xã hội loài người ở mỗi thời kỳ lịch sử là khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội nhận thức của con người cũng ngày một tiến bộ hơn. Sự phát triển của trình độ kinh tế - xã hội luôn kéo theo sự

phát triển của pháp luật, ngược lại pháp luật được hoàn thiện, phát triển sẽ bảo đảm cho sự phát triển ổn định của kinh tế - xã hội. Con người vừa là chủ thể vừa là trung tâm của sự phát triển. Phụ nữ với tư cách là một nửa nhân loại, cũng chiếm một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, bình đẳng giới đã và đang trở thành vấn đề trung tâm của sự phát triển, bản thân nó là mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là yếu tố nâng cao khả năng tăng trưởng quốc gia.

Để có cơ sở xác định phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, cần phải đánh gía chính xác quá trình phát triển và thực trạng

Một phần của tài liệu quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w