Kiểm tra các chỉ số hình thái cơ thể của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC (Trang 27 - 31)

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Kiểm tra các chỉ số hình thái cơ thể của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc

thông Vùng Cao Việt Bắc

Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của con người phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm dân tộc. Như vậy mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn cả khả năng chức phận của cơ thể. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong lĩnh vực TDTT mà còn có giá trị trong công tác đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của con người.

Trong y học để kiểm tra mức độ phát triển thể lực người ta thường kiểm tra các chỉ số như: Chiều cao, cân năng, vòng ngực, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp… để đánh giá thực trạng thể chất, sức khỏe của con người.

Trong nghiên cứu để đánh giá mức độ phát triển thể lực thường được tiến hành bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, trọng lượng mỡ, trọng lượng cơ, xương, độ dài các chi, các chỉ số đánh giá thể lực Pi – Nhê, Ketle, QVC… Đối với người trưởng thành các chỉ số này dùng để đánh giá hình thái thể chất của cơ thể, đối với trẻ em đó là những thông số đánh giá sự phát triển theo từng lứa tuổi. Các chỉ số trên phụ thuộc vào các yếu tố di truyền rất cao, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường bên ngoài như: Điều kiện xã hội, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện lao động, tập luyện TDTT… Trong đó, yếu tố tập luyện TDTT đóng vai trò hết sức quan trọng tới sự phát triển thể chất của con người. Ngoài ra trong nghiên cứu các nhà khoa học còn còn tiến hành kiểm tra, đánh giá chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể thông qua các Test như: Thử nghiệm Michigân, Heart Wort “HW”, test Gentri…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng hình thái của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, chúng tôi tiến hành đo các chỉ số: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực hít vào tối đa, vòng ngực thở ra tối đa, vòng ngực trung bình, vòng đùi, vòng cánh tay co.

Năm học 2011 – 2012 tổng số học sinh lớp 12 gồm 355 học sinh. Trong đó có 110 học sinh nam và 245 học sinh nữ. Trong tổng số 110 học sinh nam thì đa số là sinh năm 1994, một số ít sinh năm 1992, 1993, 1995. Cụ thể như sau:

- Có 01 học sinh nam sinh năm 1995 (16 tuổi). - Có 83 học sinh nam sinh năm 1994 (18 tuổi). - Có 21 học sinh nam sinh năm 1993 (19 tuổi). - Có 5 học sinh nam sinh năm 1992 (20 tuổi).

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái của 83 Nam học sinh 18 tuổi (sinh năm 1994) trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc. Qua đó so sánh giữa chiều cao và cân nặng với chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính tại thời điểm năm 2001. Đồng thời đánh giá mức độ phát triển thể chất của 83 Nam học sinh qua các chỉ số sau: Chỉ số Pi – Nhê, chỉ số Ketle, chỉ số QVC, chỉ số BMI. Các chỉ số hình thái (phụ lục 3) được chúng tôi xử lý thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thực trạng các chỉ số hình thái của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc

STT

Chỉ số Kết quả nghiên cứu

x ±δ Cv

1 Chiều cao 163,61 ±6,89 4,21

2 Cân nặng 53,88 ±6,64 12,3

3 Vòng ngực hít vào tối đa 87,55 ±3,92 4,48 4 Vòng ngực thở ra tối đa 81,96 ±3,68 4,49 5 Vòng ngực bình thường 85,4 ±3,81 4,46 6 Vòng ngực trung bình 84,76 ±3,71 4,38

7 Vòng đùi 47,4 ±3,10 6,54

8 Vòng cánh tay co 26,4 ±2,64 10,0

Qua bảng 3.1 cho ta thấy các chỉ số hình thái của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ Thông Vùng Cao Việt Bắc đều nằm trong giới hạn sinh lý so với tiêu chuẩn đánh giá chung của người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính. Đồng thời căn cứ vào giá trị của chỉ số độ lệch chuẩn, hệ số biến sai thì thể hình của học sinh phát triển không đồng đều, còn có sự chênh lệch. Điều đó được thể hiện qua sự chênh lệch giữa chiều cao và cân nặng của Nam học sinh. Cụ thể:

+ Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông vùng Cao Việt Bắc có chiều cao trung bình là 163,61±6,89 (cm), đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam. Sự khác biệt giữa hai số trung bình là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P=0,05. Tuy nhiên, chiều cao của Nam học sinh không đồng đều. Cụ thể:

+ Học sinh có chiều cao lớn nhất là 177 (cm), học sinh có chiều cao nhỏ nhất là 147 (cm).

+ Số học sinh có chiều cao đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 31 học sinh, chiếm 37,3%.

+ Số học sinh có chiều cao đạt mức tốt theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 23 học sinh, chiếm 27,7%.

+ Số học sinh có chiều cao ở mức kém theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 29 học sinh, chiếm 45%.

- Cân nặng: Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông vùng Cao Việt Bắc có cân nặng trung bình là 53,88±6,64 (kg), đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá thể chất của người Việt Nam. Sự khác biệt giữa hai số trung bình là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P=0,05. Tuy nhiên, cân nặng của nam học sinh không đồng đều. Cụ thể:

+ Học sinh có cân nặng lớn nhất là 80 (kg), học sinh có cân nặng nhỏ nhất là 41 (kg).

+ Số học sinh có cân nặng ở mức kém theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 28 học sinh, chiếm khoảng 33,7%.

+ Số học sinh có cân nặng đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 27 học sinh, chiếm khoảng 32,6%.

+ Số học sinh có cân nặng ở đạt mức tốt theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất của người Việt Nam cùng giới tính, lứa tuổi (phụ lục 1) là: 28 học sinh, chiếm khoảng 33,7%.

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành so sánh các chỉ số đo được với các chỉ số chung của người Việt Nam như sau:

- Vòng ngực hít vào tối đa:

+ Vòng ngực hít vào tối đa Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là: 87,55±3,92 (cm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở người Việt Nam bình thường là: 82,28±4,67 (cm) - Vòng ngực thở ra tối đa:

+ Vòng ngực thở ra tối đa của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là: 81,96±3,68 (cm).

+ Ở người Việt Nam bình thường là: 75,09±3,91 (cm). - Vòng ngực trung bình:

+ Vòng ngực trung bình của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là: 84,76±3,71 (cm).

+ Ở người Việt Nam bình thường là: 73,38±4,32 (cm). - Vòng đùi:

+ Vòng đùi trung bình của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là: 47,4±3,10 (cm).

+ Ở người Việt Nam bình thường là: 46,10±2,85 (cm). - Vòng cánh tay co:

+ Vòng cánh tay co trung bình của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc là: 26,4±2,64 (cm).

+ Ở người Việt Nam bình thường là: 26,53±1,85 (cm).

Như vậy theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi thì tất cả các chỉ số hình thái của Nam học sinh lớp 12 trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường bình thường và có xu hướng tốt hơn so với người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC (Trang 27 - 31)