Hành vi con người và môi trường xã hội

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN (Trang 34 - 44)

Ở môn hành vi con người và môi trường xã hội chủ yếu ứng dụng ở các thuyết nhưng thuyết hệ thống thuyết nhận thức hành vi và thuyết quan hệ cá nhân với xã hội…

Ở các thuyết này vận dụng vào để tìm hiểu các mối quan hệ xã hội của thân chủ với bên ngoài. Khi vận dụng tôi thấy thân chủ là một người sống khép kín, ít mối quan hệ xã hội chỉ có anh em bên ngoại là hay qua lại với gia đình thân chủ. Qua đó tìm hiểu các nguồn lực có thể trợ giúp thân chủ về vật chất với tinh thần.

sao để cùng thân chủ vẽ sơ đồ sinh thái và tìm nguồn lực trợ giúp thân chủ trong bảng lập kế hoạch cho thân chủ.

PHẦN KẾT LUẬN

Kết thúc đợt thực tế chuyên môn lần I này đã giúp tôi có thêm kinh nghiện trên bình diện xã hội, biết được một phần nào đó cảm giác của một NVXH khi đứng trước thân chủ của mình. Giúp tôi củng cố được những kiến thức, kĩ năng về công tác xã hội, giúp tôi vận dụng phương công tác xã hội với cá nhân vào thực tế tương đối hiệu quả.

Tôi chọn đố tượng là một phụ nữ nghèo đơn thân bởi tooit muốn tìm ra công thức xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững tại xã nghèo Lũng Phìn – huyện Đồng Văn – Hà Giang quê hương tôi, giúp những người nghèo còn mặc cảm với xã hội sẽ tự tin hơn để khắc phục những khó khăn mà họ gặp phải, xa hơn xóa đói giảm nghèo còn là một trong nhưng chương trình mục tiêu quốc gia do vậy để có thể góp chút công sức vào công cuộc đổi mới đất nước đưa đất nước đi lên cần phải xóa đói giảm nghèo bền vững.

Trong quá trình làm việc với thân chủ tôi thấy người dân ở đây còn bị ảnh hưởng nhiều bởi phong tục tập quán do vậy để thay đổi được suy nghĩ của họ cần một quá trình dài hơi để ứng dụng tốt hơn phương công tác xã hôi cá nhân này. Và điều tôi cảm nhận tích cực cũng như người dân ở đây là tính tình ngay thẳng, nói cảm xúc thật thuận lợi cho NVXH làm việc.

Vì thời gian hạn chế, kinh nghiện vận dụng kĩ năng nghề nghiệp chưa có do vậy khi làm việc với thân chủ chưa đạt hiểu quả cao cũng như chưa vận dụng được triệt để các kiến thức vào thực tế tuy nhiên qua đợt thực tế cho thấy tôi đã dần trưởng thành hơn, tự tin hơn, có thêm kinh nghiện trong thực tế và tôi hi vọng trong các đợt thực tế lần sau sẽ đạt hiểu quả cao hơn.

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

VẤN ĐÀM LẦN 1

Họ và tên sinh viên: Họ và tên thân chủ: V.T.L

Thời gian vấn đàm: 8H05 ngày 26 tháng 6 năm 2015. Loại hình vấn đàm: Vấn đàm tìm hiểu thông tin.

Nội dung vấn đàm:

• NVXH: Chào chị! Em được biết là nhà mình rất hoàn cảnh, vậy chị có thể cho em biết một chút về gia đình mình được không ạ?

• TC: Em thấy đấy, ngoài cái nhà và mẹ con chị ra thì còn gì đáng giá nữa đâu. Nương ngoài chỉ trồng hơn 3kg giống ngô thôi thì không nghèo sao được, còn trong nhà thì đồ đạc là mấy cái bàn cái ghế này thôi.

• NVXH: Ngoài chuồng vẫn còn một con bò đấy thôi?

• TC: Con bò đó đâu phải vốn nhà chị đâu? Đấy là con bò nhà nước cấp về quay vòng làm giống cho dân, nhà chị may mắn được nuôi trước em ạ.

• NVXH: Vậy chị làm thế nào để nuôi sống gia đình khi mà ngô không đủ ăn?

• TC: Chị ngoài làm nương ra thì khi hết mùa ngô chị còn đi làm thuê và trồng thêm rau bán nữa em ạ, nhiều lúc không có thì vẫn phải nhịn một vài bữa để giành cho hai con thôi.

• NVXH: Nhà chị làm chủ thì những việc phụ nữ không làm được thì ai sẽ là người giúp chị? Như sửa chữa nhà cửa và chuồng trại…… chẳng hạn.

• TC: Những việc đó không làm được thì chị phải mở lời nhờ các bác, các cháu hoặc gọi anh trai sang giúp thôi, nhà nông mà không có đàn ông đứng đầu khổ lắm em ạ.

• NVXH: Vậy họ có sẵn sàng giúp chị không?

• TC: Họ cũng hiểu hoàn cảnh gia đình chị nên khi nhờ họ sẵn sàng giúp chị thôi. Tuy nhiên, có một số người hay xì xào lắm nên nhiều việc chị mới nhờ anh trai sang giúp dù anh ấy ở xa và bận.

• NVXH: Như vậy nhà ngoại cũng hay ra thăm gia đình chứ? Khi mà không có việc ý?

• TC: Họ hay sang lắm, các anh chị ấy mỗi lần sang đều ở đây khá lâu và giúp đỡ chị làm việc nữa. Nhiều lúc sang còn mua đồ cho hai cháu nữa. Nhà ngoại thương mẹ con chị lắm.

• NVXH: Hai cháu hiện nay vẫn đang đi học chứ?

• TC: Vẫn đang đi học em ạ. Thằng lớn bây giờ học lớp 5, còn thằng nhỏ bây giờ học lớp 2 rồi.

• NVXH: Hai cháu đi học có xa không chị?

• TC: Bây giờ thằng lớn vào tận xã học nên cũng khá xa, cả ngày học hai buổi nên sáng đi chiều tối mới lại về đến nhà. Còn thằng nhỏ học ngay trường điểm nên cũng không xa lắm em ạ, khi học xong nó lại về trông nhà cho chị đi làm.

• XVXH: Cháu lớn đi học trong xã cả ngày, vậy lúc trưa cháu ở đâu và ăn trưa ở đâu?

• TC: Lúc trưa nó ở lại trường và ăn cơm ở trường. Vì trường là trường bán trú dân nuôi nên nhà trường cho học sinh ở xa ở lại đó.

• NVXH: Vậy sao chị không cho cháu nó lại đấy luôn?

• TC: Chị nói nó rồi nhưng nó bảo học xong lớp 5 đã rồi sẽ ở lại đó luôn để học và cuối tuần về thôi.

• NVXH: Vậy ngoài được ưu tiên ở lại trường thì cháu còn được trợ cấp gì nữa không?

• TC: Ngoài đấy ra hai cháu còn được trợ cấp gạo vào cuối kì theo chương trình gì đó nữa.

• NVXH: Vậy bây giờ chị mong muốn điều gì?

• TC: Chị chẳng mong muốn gì cả, chị chỉ mong hai đứa có một ít trợ cấp hằng tháng để có thể đi học hết chuyên nghiệp.

• NVXH: Em rất cảm ơn chị đã tin tưởng em và chia sẻ cho em về gia đình, em và chị Mỷ sẽ quay lại thăm gia đình mình sau.

VẤN ĐÀM LẦN 2

Họ và tên sinh viên: Họ và tên thân chủ: V.T.L

Thơi gian vấn đàm: 14h ngày 04 tháng 07 năm 2015 Loại hình vấn đàm: Tìm hiểu vấn đề của thân chủ.

• TC: Chào hai em, hai em đến à

• NVXH: Chào chị. Hôm nay, chị đi làm gì vậy?

• TC: Hôm nay chị ở nhà sửa lại cánh của bên ngoài vườn để gà đỡ ra vào nhiều thôi.

• NVXH: Em giúp được gì cho chị không?

• TC: Thôi hai em ngồi đi chị làm được rồi?

• NVXH: Những việc này chị tự tay làm tất cả, vậy khi ốm đau thì ai sẽ giúp chị?

• TC: Nếu ốm đau nhẹ thì chị vẫn sẽ làm còn khi không thể làm được thì chị nhờ anh trai hoặc các bác giúp đỡ. Lắm lúc cũng ngại lắm vì chị chẳng giúp được gì cho họ cả.

• NVXH: Vậy với chị, cái gì là khó khăn nhất?

• TC: Chị có nhiều khó khăn và đã quen rồi nên cũng không biết cái gì là khó khăn nhất em ạ.

• NVXH: Vậy chị có thể chia sẻ cho em những khó khăn hiện tại mà chị gặp phải được không?

• TC: Gia đình nghèo, chị lại một mình nuôi hai con nên có nhiều khó khăn lắm sao mà kể hết chứ?

• NVXH: Vậy công việc thường ngày của chị là gì?

• TC: Công việc của chị còn tùy theo mùa nữa, mùa nương ngô thì lên nương còn hết mùa nương ngô thì đi làm thuê hoặc trồng rau bán phụ giúp cho gia đình thôi, chẳng biết làm gì cả.

• NVXH: Vậy với công việc như vậy có đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình không?

• TC: Sao mà đủ chứ, nhà ít đất chỉ trồng hơn 3kg giống nên sao đủ được. Hằng năm chị vẫn phải đi làm thuê vất vả để kiếm them e ạ.

• NVXH: Vậy chị có biết lí do tại sao mình nghèo như vậy không?

• TC: Thực ra lúc chồng chị còn ở gia đình cũng nghèo rồi. Nguyên nhân thì có nhièu lắm em ạ…nương ít, một mình nuôi hai con nhỏ và không có công việc ổn định nên giàu lên thế nào chứ?

• NVXH: Vậy chị đã từng nghĩ mình sẽ làm gì để thoát nghèo chưa?

• TC: Chị nghĩ mình cần vốn để mở rộng chân nuôi và có phân bón cho ngô tốt em ạ.

• NVXH : Gia đình khó khăn như vậy chích quyền có hỗ trợ gì cho chị không?

thôi.

• NVXH: Vậy chị có kiến nghị gì với chích quyền đia phương không?

• TC: Chị mong muốn chính quyền sẽ có những chính sách giúp đỡ người nghèo tốt hơn, đặc biệt là những người phụ nữ nghèo như chị và bao người khác và có những hỗ trợ nhất định cho các con chị để đi học lên chuyên nghiệp.

• NVXH: Em cảm ơn chị, cảm ơn chị đã chia sẻ cho em những điều vừa rồi. Hẹn gặp lại chị sau nhé, em và chị Mỷ phải quay về xã rồi.

• TC: ừ. Chị chào hai em!

VẤN ĐÀM LẦN 3

Họ và tên sinh viên: Họ và tên thân chủ: V.T.L

Thời gian vấn đàm: 9h00 ngày 12 tháng 07 năm 2015 Loại hình vấn đàm: Khám phá thân chủ

Nội dung vấn đàm:

• NVXH: Qua những lần nói chuyện với chị về trước thì em đã có thể hiểu được phần nào về hoàn cảnh cũng như khó khăn của chị, vậy chị có dự định gì cho sau này chưa?

• TC: Cuộc sống của chị thì ngày nào cũng vậy, dự định gì được chứ?

• NVXH: Vậy chị định sống như thế này sao?

• TC: Không chị muốn thay đổi cuộc sống này, chị muốn có một công việc ổn đinh để làm, để có thể nuôi hai con chị ăn học xong. Và một công vệc để có thể tích luỹ chút tiền cho sau này hai đứa học chuyên nghiệp. Đó là chuyện sau này, còn hiện tại thì chị không biết làm thế nào để mỗi năm gia đinh kiếm đủ ăn không phải vất vả đi làm thuê nữa, chứ đi làm thuê vất vả lắm, làm thì nhiều mà tiền công lại chẳng được bao nhiêu.

• NVXH: Vậy chị đã có kế hoạch gì chưa?

• TC: Chị chưa, chị cũng không biết làm gì và bắt đầu từ đâu em ạ!

• NVXH: Chị là trụ cột gia đình nên chị phải gánh vác tất cả. Chị nghĩ sao nếu vay ít vốn về chăn nuôi tại nhà?

• TC: Chị cũng nghĩ vậy nhưng lỡ dịch thì khổ lắm em ạ!

• NVXH: Chị cũng không nên lo lắng quá, theo em được biết thì xã cũng cử cán bộ đi tiêm phòng dịch cho gia súc gia cầm mỗi năm hai lần nên dịch chỉ là hi hữu thôi,và lại cán bộ thú y thôn mình lại gần đây nên nếu gia súc gia

cầm có biểu hiện dịch chị báo lại cho cán bộ thú y thôn để có hưóng giải quyết tốt nhất, còn về trồng trọt thì cán bộ nông nghiệp xã vẫn thường xuyên đi tư vấn cho dân nên trồng các giống ngô mà xã giới thiệu cho dân và cách bón phân hợp lí để có được năng suất cao.

• TC: Chị cảm ơn em!

• NVXH: Em tin tưởng chị sẽ làm được. Em cảm ơn chị.

Xác nhận của kiểm huấn viên

PHỤ LỤC 2

HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên

Họ và tên thân chủ: V.T.L Nội dung quan sát:

• Lần 1: Hoàn cảnh sống, cơ sở vật chất gia đình, thái độ khi tiếp cận

• Lần 2: Quan sát biểu hiển thái độ thân chủ khi trò chuyện

• Lần 3: Hành vi, thái độ thân chủ sau hai lần gặp và cách thể iện ra bên ngoài

Quan sát lần 1

Nội dung: Hoàn cảnh sống, cơ sở vật chất gia đình, thái độ khi tiếp cận

Thời gian: 8H05 ngày 25 tháng 6 năm 2015

• Những biểu hiện của thân chủ:

+ Gia đình sống trong một can nhà nhỏ trình tường đất, bên trong có ít đồ đặc cũ và chiếc giường cạnh tường góc phải.

+ Vật dụng chỉ là những thứ đã dùng từ lâu.

+ Bên ngoài có một chuồng nhỏ làm đơn giản với hai ngăn. Một ngăn để không, còn ngăn kia có một có một con bò mới được cấp nuôi lấy giống

+Thái độ: Ngại chia sẻ, tự ti với hoàn cảnh của mình

• Nhận xét của Sinh viên sau khi quan sát:

Thân chủ có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Thân chủ là dễ gần nhưng khó chia sẻ khi được hỏi đên hoàn cảnh sống và tự ti trong giao tiếp. Có sự tôn trọng nhất định với người thông cảm với hoàn cảnh của thân chủ.

Quan sát lần 2

Nội dung: Quan sát biểu hiển thái độ thân chủ khi trò chuyện

Thời gian: 14h ngày 04 tháng 07 năm 2015

• Những biểu hiện của thân chủ:

+ Cử chỉ thân hơn, chia sẻ nhiều hơn.

+ Thân chủ chủ động trong chia sẻ, cởi mở hơn trong giao tiếp.

• Nhận xét của Sinh viên sau khi quan sát:

Thân chủ dễ thu hút bởi những điều mình biết, sẵn sàng hỏi khi cần thiết, thân chủ có tinh thân học hỏi và đi lên.

Quan sát lần 3

Nội dung: Hành vi, thái độ thân chủ sau hai lần gặp và cách thể iện ra bên ngoài

Thời gian : 9h00 ngày 12 tháng 07 năm 2015

• Những biểu hiện của thân chủ:

+Hành vi: Thân chủ là người cẩn thận trong công việc, chăn sóc con cẩn thận, nhà cửa tuy cũ nhưng được dọn gọn gang sạch sẽ.

+Thái độ: Thân chủ thân mật khi chia sẻ với NVXH và có thái độ cảm ơn sự lắng nghe và chia sẻ của NVXH về những khó khăn của mình, không e ngại khi chia sẻ.

• Nhận xét của Sinh viên sau khi quan sát:

Thân chủ là người chăn chỉ trong công việc, nói năng chừng mực trong giao tiếp. Luôn tiếp thu ý kiến của người khác có chọn lọc.

Nhận xét của sinh viên sau các lần quan sát Nhận xét của kiểm huấn viên/người hướng dẫn

• Lúc đầu thân chủ có sự e dè, lạnh lùng nhưng sau khi nghe những chia sẻ chủ NVXH chị đã trở nên thân thiên hơn.

• Chị rất mặc cảm về số phận của mình, không dám chia sẻ với người xung quanh.

• Thân chủ là người có gia cảnh khó khăn, hiểu biết còn hạn chế nhưng luôn cố gắng vươn lên.

• Thân chủ rất cẩn thận, chăm chỉ trong công việc. Đặc biệt trong việc chăm sóc con cái.

• Thân chủ luôn lắng nghe sự chia sẻ từ người khác, tiếp thu ý kiến của mọi người để vươn lên thoát nghèo.

• Qua quá trình tiếp xúc với chị L, lúc đầu chị còn ngại ngùng khi nói chuyện cùng chúng tôi đặc biệt khi nói về gia đình chị.

• Qua sự động viên chia sẻ và tạo lập mới quan hệ tốt của sinh viên chị đã cởi mở hơn và cùng với sinh viên tìm ra vấn đề chị đang gặp phải

• Chị L có hoàn cảnh khó khăn và phải làm chủ gia đình nhưng chị luôn cố gắng hết mình để nuôi hai con chị khôn lớn.

Xác nhận của kiểm huấn viên

PHỤ LỤC 3

BẢNG LƯỢNG GIÁ

THỰC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

Họ và tên: Ngày sinh: 25/08/1993 Chức vụ: Sinh viên Lớp: Công tác xã hội K11B Nơi thực tế: Địa chỉ:

STT Các bước lượng giá Thangđiểm Sinh viêntự chấm

1 Đánh giá về ý thức, thái độ 10 10

2 Khả năng ứng dụng các kiến thức đã học 10 8

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w