- Nhận xét khổ thơ:
3. Nhận xét, đánh giá:
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương,dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài:
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
* Tư liệu tham khảo:
LỜI TÂM SỰ CỦA NHÀ THƠ Y PHƯƠNG VỀ BÀI “NÓI VỚI CON”
1. Bài thơ NÓI VỚI CON viết những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày đó cả nước vừa ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Đời sống của con người trên mọi miền còn muôn vàn khó khăn. Đây là lúc cái tốt đẹp và cái xấu xa cùng xuất hiện rõ ràng nhất. Trong khó khăn mới biết lòng người. Tôi muốn
nhắn nhủ lòng mình thông qua hình tượng trò chuyện với con. Hãy tin vào truyền thống văn hóa tốt đẹp mà rèn đạo đức sống cho mình.
2. Bài thơ NÓI VỚI CON là tôi trò chuyện với cô con gái bé bỏng vừa mới được một tuổi. Con tôi sau này vào thẳng Đại học thông qua kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc. Bây giờ cháu đã có gia đình và được 2 cô con gái nhỏ. Hiện cháu là phóng viên, đang công tác tại Công ty Lối sống Việt - 65 Nguyễn Du - Hà Nội.
3. Sự độc đáo ở tác phẩm này là tôi đã tư duy hình tượng, diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt nhưng dựa vào các triết lý truyền thống văn hóa dân tộc Tày.
4. Các tác phẩm của tôi đều được viết bằng tiếng Việt. Đơn giản vì đó là tiếng phổ thông. Nếu viết tiếng Tày chỉ người Tày đọc được. Tôi muốn tác phẩm của mình đến với mọi người trên khắp đất nước mình.
5. “Người đồng mình” là cách nói của người Tày. Nghiã là người cùng một dân tộc, cùng một địa phương, cùng một lãnh thổ...máu đỏ da vàng. Nói chung là cùng một nguồn gốc văn hóa.
6. “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” là nói đến các giá trị thẩm mỹ. Tất cả mọi sáng tạo đều phải tuân theo quy luật của cái đẹp. Bất cứ dân tộc nào trên trái đất này đều nương theo quy luật đó. Đấy là lý tưởng thẩm mỹ mang ý nghĩa toàn cầu.
7. Câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”: Con đường là biểu tượng của tình yêu. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo...người Việt cũng nói thế. Hầu như dân tộc nào cũng nói thế. Con người sống mà không có tình yêu thì chỉ là tồn tại dưới dạng vật chất. Người sống cần có tính người và tình người. Con người phải tìm đến nhau. Muốn đến với nhau phải đi trên đường. Dù có đi bằng máy bay thì cũng phải đi từ nhà ra sân bay.
8. “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” ý nói nội dung và hình thức. Người Việt nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đừng nhìn vào bên ngoài mà đánh giá bên trong. Kẻo bị mắc lừa. Nhỏ bé là một phạm trù mỹ học. Nhó bé ngược với cao lớn. Xấu xa ngược với tốt đẹp. Cao cả ngược với thấp hèn...đó là những cặp phạm trù. Người miền núi tuy nhỏ con xấu xí nhưng chứa đựng tâm hồn cao đẹp. Luôn giúp đỡ người khác. Không bao giờ làm điều ác...Không được nhỏ bé nghĩa là phải sống sao cho cao đẹp. Đó là lối sống của người Tày.
9. “Người đồng mình tự đục đá...” nghĩa là nêu cao tinh thần tự lực. Không dựa vào bất cứ hoàn cành nào từ bên ngoài. Xã hội Tày Nùng không theo bất cứ tôn giáo nào từ bên ngoài đến. Đó là một thực tế. Đạo Phật, đạo Ki tô , Tin Lành...không có đất sống trong xã hội Tày Nùng. Người Tày chỉ tôn thờ cha mẹ ông bà tổ tiên.
10. Mạch cảm xúc đi từ gan ruột của chính mình. Tâm sự với đứa con cũng là tâm sự với chính mình. Con là do mình sinh ra nhân đôi. Có cha mẹ có con là có gia đình. Có gia đình là có xã hội. Xã hội nhỏ vươn ra xã hội lớn. Muốn xã hội hiểu được mình chỉ có văn hóa. Văn hóa là nói đến sự khác biệt. Bài thơ này được xây dựng từ những cảm xúc khác biệt.
CHUYÊN ĐỀ 18: “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu.
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả :
Nguyễn Minh Châu (1930 -1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học VN thời kỳ chống Mỹ với những thành công về tiểu thuyết và truuyện ngắn. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này là thể hiện khát vọng của nhà văn „đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người‟
Sau kháng chiến, ông là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống ở một thời kỳ mới.
Tác phẩm của ông đã thể hiện những tìm tòi đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật, gây được những tiếng vang rộng rãi trong công chúng và giới văn học.
2. Tác phẩm : Truyện ngắn « Bến quê » in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.