- Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:
4. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác:
PHỎNG VẤN NHÀ THƠ VIỄN PHƯƠNG VỀ BÀI THƠ “VIẾNG LĂNG BÁC”
=> Gợi ý:
Đến lăng Bác, cảm nhận đầu tiên của tác giả là hình ảnh hàng tre. Đây là hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ. Hàng tre xanh xanh là biểu tượng hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam,biểu tượng cho sức sống bền bỉ của con người Việt Nam,đất nước Việt Nam.-> Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác tôn nghiêm mà gần gũi, ấp áp trong lòng người đến với viếng và Bác như đang sống giữa lòng quê hương, đất nước. Đó chính là tấm lòng của nhà thơ nói riêng và của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung đối với Bác.
Bài tập 5: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòngngười đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… ( “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
=> Gợi ý: Yêu cầu HS trình bày thành một đoạn văn.
- Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” - Hình ảnh ẩn dụ: “tràng hoa”
- Hình ảnh hoán dụ : “bảy mươi chín mùa xuân”. - Điệp ngữ “ngày ngày”.
=> Nêu niềm thương nhớ, ngợi ca sự trường tồn, vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn của nhân dân với vị lãnh tụ.
* Tư liệu tham khảo:
PHỎNG VẤN NHÀ THƠ VIỄN PHƯƠNG VỀ BÀI THƠ “VIẾNG LĂNG BÁC” BÁC”
Trong hai cuộc kháng chiến, nhà thơ Viễn Phương hoạt động ở Nam Bộ, và đã sáng tác nhiều bài thơ về Bác Hồ. Có bài tác giả viết khi bị địch giam cầm ở các trại giam Phú Lợi, Lê Văn Duyệt, không có giấy bút, Viễn Phương sáng tác thầm trong đầu và đọc cho các đồng chí cùng khám nghe. Kỳ diệu thay, Viễn Phương chỉ đọc một vài lần, mọi người đều thuộc, rồi những khi bị địch bắt đi lao động, họ lại đọc cho bạn tù ở khám khác nghe, cứ vậy thơ Viễn Phương được lan truyền trong nhà tù. Phải đến bài thơ Viếng Lăng Bác, Viễn Phương mới thực sự có một bài thơ hay về Bác. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa ông và phóng viên
Văn nghệ quân đội.
PV: Thưa nhà thơ Viễn Phương, trong một lần nào đó, tôi được đọc một bài viết của anh Lê Quang Vịnh trên báo Sài Gòn Giải phóng, kể rằng: “Lúc tôi 25 tuổi, bị bọn Mỹ – Diệm kết án tử hình rồi chuyển thành trung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo. Trong chuồng cọp, địa ngục trần gian của nhà tù ấy, tôi bị bắt buộc phải nằm dưới hầm suốt ngày…”. Trên vách chuồng cọp, tôi thấy chi chít những chữ ghi bằng nhiều cách khác nhau. Có những dòng được khắc trên vôi bằng cái
xương cá mắm. Có những chữ bằng máu, có những ghi bằng than. Tôi đọc được bài thơ dài, chỗ này ghi một đoạn, chỗ khác ghi một khúc ráp lại rất vần với nhau.
Cha già ơi
Hôm nay mười chín tháng năm
Lòng con sáng tựa đêm rằm trung thu Con đang chúc thọ dưới mồ
Con đang dựng một rừng cờ trong tim Đêm nay mộng hóa thành chim
Bay qua lưới sắt con tìm đến cha
Sau này mới biết là thơ Viễn Phương, bài Chúc thọ dưới mồ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là hạnh phúc lớn của nhà thơ: Góp phần mình vào công cuộc giải phóng đất nước.
Nhà thơ Viễn Phương: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta là nguồn cảm hứng vô tận của người sáng tạo văn, thơ, nhac, họa. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các nhà thơ sống ở Nam Bộ đều có những tác phẩm viết về Bác. Trong nhà tù của giặc, tôi luôn luôn nghĩ về Bác. Bác là nguồn động viên, cổ các chiến sĩ trong nhà tù. Tôi đã viết bài thơ Chúc thọ dưới mồ, được các đồng chí trong tù thuộc, truyền cho nhau. Tuy lời thơ còn mộc mạc nhưng là tấm lòng thành kính của tôi đối với Người.
PV: Phải đến khi đất nước thống nhất, ra thăm miền Bắc, anh mới có Viếng Lăng Bác, đầy đủ độ chín và ngôn từ. Anh có thể cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong
muốn đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.
Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực… Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh sáng dịu dàng toả xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không cầm nổi nước mắt.
Ra khỏi lăng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu kỳ, làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác. Tôi viết như là ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sĩ ở Nam Bộ với Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng. Đó cũng là hàm chứa sự vĩnh cửu của sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực hiện: xây
dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di chúc của Bác.
Hoa tươi là nét đẹp của thiên nhiên, hàng ngày dâng lên Bác rất nhiều nhưng tôi nghĩ đến:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân
Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa. Và dâng cho Bảy mươi chín mùa xuân, là hoa tươi của cuộc sống.
Toàn bài Viếng Lăng Bác mang một không khí trang nghiêm, thành kính. Đoạn kết, tôi muốn nói lên tình cảm của nhân dân, chiế n sĩ miền Nam hứa với Bác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
CHUYÊN ĐỀ 16: “Sang thu” – Hữu Thỉnh
Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9
* Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ởnông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.
- “Sang thu” được viết vào cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được tác giả chọn đưa vào một số tập thơ. Bài thơ cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu ở vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ.
Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Theo cô Nguyễn Thị Kim Lan – Chuyên viên Sở GD&ĐT Hải Phòng
Dàn bài đại cương Dàn bài chi tiết
1.Mở bài:
- Tác giả Hữu Thỉnh - Tác phẩm “Sang thu”
- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. - “Sang thu” là một thi phẩm đặc sắc của ông.
- Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu.
2.Thân bài:
- Ý nghĩa của từ “Sang thu”
*Khổ 1
(1) Hương ổi – gió
- Ý nghĩa của từ “Bỗng”
- “Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được.
- Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
+ Nếu trong “Đây mùa thu tới” cảm nhận thu sang của Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven hồ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. + Cái hương vị ngọt ngào, đằm thắm của mùa thu, nhà thơ “Bỗng nhận ra” – một trạng thái chưa hề chuẩn bị, như là vô tình, như là sửng sốt. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Một tiếng kêu vang thích thú, một khoảnh khắc nhanh chóng qua đi mà để lại biết bao cảm xúc. Kìa!
- Ý nghĩa của từ “phả”
- Hình ảnh “Sương”: sương mỏng, nhẹ…
Mùa hạ sắp qua, hình như mùa thu đến.
+ Mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió. “Phả” nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị: tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa ra hương thơm nức, thoang thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm một phần, sánh bởi tại gió se.
-> Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu vàng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-> Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi…đã viết thật hay về hương cốm làng Vòng Hà Nội – một vẻ đẹp về hương vị mùa thu của quê hương đất nước. Với Hữu Thỉnh trong “Sang thu”, “hương ổi” là một tứ thơ mới đậm đà màu sắc dân dã.
-> Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu ( cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.
- Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo.
+ Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng, mềm mại, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. + Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Nó như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Có “hương ổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là “chắc chắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.
- Hóa ra bức tranh kia không phải cảm nhận bằng giác quan mà bằng cả tâm hồn nữa. Đó là tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.