IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nội dung nghiên cứu
Đưa cây ra vườn ươm
5.3.2. Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của cây dừa Sáp nuôi cấy phôi giai đoạn thích nghi vườn ươm thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
nghi vườn ươm thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Khi chuyển cây nuôi cấy phôi ra vườn ươm, cây con cần được xử lý với thuốc bảo vệ thực vật vì trong môi trường tự nhiên có rất nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh làm cho cây bị thối và chết.
Cây dừa Sáp nuôi cấy phôi khi đưa ra vườn ươm thường nhiễm các loại nấm bệnh như Fusarium chlamydosporum, Phytophthora sp., Cercospora sp. Làm thối đọt, thối rễ,
đốm lá, vàng lá và làm cây chết nhanh. Vì vậy thí nghiệm sử dụng các loạt thuốc bảo vệ thực vật như Alpine, Daconil, Dithane M45, Carbendazim và benlate C xử lý cây trước khi ra vườn ươm.
Từ bảng 5.17 cho thấy, đối với dừa Sáp nuôi cấy phôi thì khi xử lý cây với các loại thuốc trừ nấm bệnh dạng lưu dẫn hay dạng tiếp xúc đều cho kết quả . Tuy nhiên, trong 5 nghiệm thức trên thì nghiệm thức 4 xử lý với loại thuốc Carbendazim cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ cây nhiễm là thấp nhất (2,7%) và tỷ lệ cây sống cao nhất (86,5%). Vì vậy đối với cây dừa Sáp nuôi cấy phôi, trước khi đưa ra vườn ươm cần xử lý với thuốc trừ nấm
carbendazim với liều lượng 1 g/L trong thời gian 5 phút, giúp cây con khỏe, chống lại nấm bệnh từ môi trường xung quanh ở giai đoạn đầu thích nghi vườn ươm.
Bảng 5.17 Sự tăng trưởng của cây dừa Sáp nuôi cấy phôi sau khi xử lý với thuốc BVTV
Nghiệm thức Thuốc BVTV Tỷ lệ nhiễm (%) Tỷ lệ Sống (%)
NT1 Alpine 7,62 b 76,38 a NT2 Daconil 17,50 a 62,00 b NT3 Dithane M45 9,16 ab 84,00 a NT4 Carbendazim 2,70 bc 86,50 a NT5 Benlate C 15,70 a 63,42 b CV(%) LSD0,05 19,21 6,62 18,66 12,44