Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành và phát triển rễ cây dừa Sáp in vitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy phôi soma từ chồi mầm để nhân giống dừa sáp đặc ruột tại tỉnh trà vinh (Trang 54 - 56)

IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nội dung nghiên cứu

5.2.2.3Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành và phát triển rễ cây dừa Sáp in vitro

Đưa cây ra vườn ươm

5.2.2.3Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành và phát triển rễ cây dừa Sáp in vitro

sau 60 ngày

Kết luận:

Kích thích tố BA có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lá của đối với cây dừa sáp nuôi cấy từ phôi trên môi trường Y3.

Có thể bổ sung vào chất điều hòa sinh trưởng BA vào trong quy trình nhân giống dừa sáp in vitro với nồng độ 0,5 mg/L để thúc đẩy sự phát triển của chiều cao thân và chiều dài lá để sớm có cây con hoàn chỉnh đưa ra vườn ươm.

5.2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành và phát triển rễ cây dừa Sáp in vitro cây dừa Sáp in vitro

Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 5.15 và biểu đồ 5.14

Chất điều hòa sinh trưởng NAA phù hợp cho quá trình tạo rễ cây dừa sáp. Nếu sử dụng NAA có nồng độ thích hợp thì tỷ lệ cây ra rễ cao, chiều dài rễ vừa phải, cây phát triển tốt. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, ở nghiệm thức 3 (nồng độ NAA = 1 mg/L) cho

số lượng rễ nhiều nhất (6,73 rễ). Ở nghiệm thức 1 không có bổ sung NAA thì số lượng rễ ít nhất(1,70 rễ). Nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4 không có sự khác biệt. Qua quá trình ở trong tối 30 ngày phôi dừa sáp có khả năng ra rễ. Việc bổ sung NAA sau 30 ngày nuôi cấy làm cây phát triển nhanh về số lượng rễ tạo sự cân đối cho cây.

Bảng 5.15 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến số lượng rễ và chiều dài rễ của dừa sáp in

vitro sau 150 ngày nuôi cấy. Nghiệm thức (NT) NAA (mg/L) Chiều dài rễ (cm) Số rễ/cây 1 0 3,47 d 1,70 c 2 0,5 4,83 b 5,30 b 3 1 6,37 a 6,73 a 4 1,5 4,27 c 4,93 b CV(%) LSD0.01 4,40 0,55 6,22 0,79

Biểu đồ 5.14 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến số lượng rễ và chiều dài rễ của dừa sáp in

Kết quả thí nghiệm cũng xác định nồng độ NAA thích hợp đến chiều dài rễ dừa sáp nuôi cây phôi. Sau 150 ngày nuôi cấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa, ở nghiệm thức 3 với nồng độ NAA = 1 mg/l có chiều dài rễ dài nhất (6,37 cm). Nghiệm thức 1 cho chiều dài rẽ thấp nhất (3,47 cm).

Kết luận:

Nồng độ NAA = 1 mg/l là thích hợp nhất cho sự tạo rễ trong quy trình nuôi cấy mô dừa sáp in vitro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy phôi soma từ chồi mầm để nhân giống dừa sáp đặc ruột tại tỉnh trà vinh (Trang 54 - 56)