CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM III.1 CHẾ TẠO VẬT LIỆU THỬ NGHIỆM
3.3.2.3 Đường cong phân cực anôt trong dung dịch 3,5% NaCl
Không giống nhƣ dung dịch HCl là dung dịch axit mạnh, dung dịch NaCl là dung dịch muối trung tính. Trong dung dịch này, đƣờng cong phân cực anôt của thép không gỉ thể hiện trạng thái thụ động ngay từ điện thế ăn mòn. Nhìn chung, vùng thụ động các đƣờng cong phân cực anôt của mẫu thép không gỉ 205 đo đƣợc đều có một độ dốc nhất định.
Hình 3.22 mô tả đƣờng cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 ở trạng thái đúc trong dung dịch 3,5% NaCl. Mẫu thép có ~0,1% NTĐH (m11) có mật độ dòng điện trong khoảng thụ động thấp hơn mẫu thép không có NTĐH (m10) nhƣng từ điện thế -0,2V thì mật độ dòng điện của thép có ~0,1% NTĐH (m11) tăng lên nhanh hơn so với mật độ dòng điện của thép không có NTĐH (m10). Vì vậy để có thể đánh giá đƣợc độ bền ăn mòn của mẫu thép còn tùy thuộc vào môi trƣờng làm việc.
Hình 3.22 Đường cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 ở trạng thái đúc trong dung dịch 3,5% NaCl.
Hình 3.23 trình bày đƣờng cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 có NTĐH ở trạng thái rèn trong dung dịch 3,5% NaCl. Trong suốt thời gian thử nghiệm mật độ dòng điện của thép có ~0,3% NTĐH (m13r) luôn luôn có giá trị nhỏ
57
hơn so với mật độ dòng điện của mẫu thép có ~0,1% NTĐH (m11r) khá đều đặn. Vì thế mẫu thép có ~0,3% NTĐH (m13r) có độ bền ăn mòn lớn hơn so với mẫu thép có ~0,1% NTĐH (m11r).
Hình 3.23 Đường cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 ở trạng thái rèn trong dung dịch 3,5% NaCl.
Đƣờng cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 có NTĐH ở trạng thái đúc và trạng thái rèn trong dung dịch 3,5% NaCl đƣợc so sánh với nhau thể hiện trên hình 3.24. Mẫu thép rèn có khoảng thụ động khá rộng tuy nhiên điện thế ăn mòn lại âm hơn nhiều và mật độ dòng điện thụ động cũng cao hơn nhiều so với mẫu thép đúc. Chính vì vậy mà mẫu thép rèn kém bền ăn mòn hơn mẫu thép đúc trong dung dịch 3,5% NaCl.
Hình 3.25 trình bày đƣờng cong phân cực anôt của các mẫu thép mẻ 2 ở trạng thái đúc trong dung dịch 3,5% NaCl. Trong khoảng điện thế thử nghiệm các đƣờng cong phân cực anôt của thép có NTĐH cũng nhƣ thép không có NTĐH khá trùng nhau và cùng tăng nhanh mật độ dòng điện theo sự biến đổi điện thế. Vì vậy không thể hiện đƣợc ƣu điểm vƣợt trội rõ rệt khi hợp kim hóa NTĐH nhƣ khi thử nghiệm trong dung dịch 5% H2SO4.
58
Hình 3.24 So sánh đường cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 1 ở trạng thái đúc và ở trạng thái rèn trong dung dịch 3,5% NaCl.
Hình 3.25 Đường cong phân cực anôt của các mẫu thép 205 mẻ 2 ở trạng thái đúc trong dung dịch 3,5% NaCl.
Điện trở phân cực tại điện thế ăn mòn của các mẫu thép 205 thử nghiệm trong dung dịch 3,5% NaCl đƣợc trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7 cho thấy điện
59
trở phân cực của mẻ 1 đƣợc tăng lên khi tăng hàm lƣợng NTĐH trong thép 205 ở trạng thái đúc cũng nhƣ trạng thái rèn. Song điện trở phân cực của mẻ 2 giảm khi hàm lƣợng NTĐH trong thép 205 ở trạng thái đúc tăng lên.
Bảng 3.7 Điện thế ăn mòn và điện trở phân cực của các mẫu thép 205 thử nghiệm trong dung dịch 3,5% NaCl.
Ký hiệu mẫu Điện thế ăn mòn Ecorr, VSCE Điện trở phân cực Rp, Ω
m10 -0,403 4442 m11 -0,396 6282 m11r -0,509 1184 m13r -0,509 2230 m20 -0,446 5026 m21 -0,426 4602 m23 -0,435 2970