Thực trạng gây trồng và phát triển song mây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn một số giống mây có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác và sản xuất ngành hàng mây tre đan xuất khẩu ở hoà bình (Trang 41)

Mây nếp ở Lương Sơn đã được gây trồng từ lâu vì nó gắn liền với nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc gây trồng còn manh mún, mây

thường được trồng làm hàng rào và tận thu sản phẩm làm nguyên liệu đan các vật dụng trong gia đình như rổ rá, thúng mủng... Nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương hầu như chưa có, vì vậy chưa có các mô hình trồng Mây trên diện rộng tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Trước nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nguyên liệu song mây trên thị trường, Chính quyền địa phương từ xã đến huyện đã có những chính sách hết sức tích cực, cụ thể nhằm khuyến khích người dân và các tổ chức kinh tế gây trồng và phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị này. Tuy nhiên, việc gây trồng và phát triển mây ở các khu vực nghiên cứu có những khó khăn thuận lợi như sau:

+ Thuận lợi

- Với sự phân bố tự nhiên, nhìn chung khí hậu, đất đai tại các địa điểm nghiên cứu tương đối phù hợp với điều kiện sinh thái của mây.

- Có nguồn tài nguyên đất rộng lớn

- Người dân đã có kinh nghiệm trong việc khai thác sử dụng và gây trồng phát triển loài. Giá trị sản phẩm và nhu cầu thị trường về các sản phẩm có nguồn gốc từ mây nếp và mây nước ngày càng tăng.

- Huyện cũng đã có triển khai các dự án, chương trình chuyển giao kỹ thuật gây trồng, khai thác sử dụng mây một cách có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, nâng cao giá trị sử dụng của mây, khuyến khích kiến thức bản địa của người dân trong đó có cải tiến và áp dụng kỹ thuật với các khâu quan trọng như tạo giống, trồng chăm sóc đặc biệt khai thác sử dụng.

+ Khó khăn

- Thiếu kiến thức khoa học, sự hiểu biết về mây còn quá ít ỏi, chưa nắm được yêu cầu sinh thái, kỹ thuật gây trồng (đặc biệt là trồng thâm canh theo phương thức chuyên canh). Việc gây trồng, khai thác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản địa, theo hướng tự phát là chủ yếu, trồng theo lối quảng canh. Với công đoạn khai thác còn nhiều bất cập: Khai thác tuỳ tiện không có kế hoạch, lãng phí, tỷ lệ lợi dụng ít do mây mọc thành bụi có nhiều gai nên khai thác gặp nhiều khó khăn, người dân thường chặt cả bụi không kể non hay già.

- Do không có thị trường ổn định và qui cách sản phẩm không rõ ràng nên thường bị tư thương ép giá dẫn đến thu nhập của người sản xuất thấp. Người dân quen với việc lấy sẵn từ tự nhiên hơn là gây trồng và chăm sóc mây. Chưa có những nghiên cứu nhằm phân chia lập địa thích hợp cho từng loài mây, chọn giống mây có năng suất cao.

35

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất mây

4.1.1. Điều tra, đánh giá nhu cầu và đặc tính kỹ thuật cây mây

a. Điều tra đánh giá nhu cầu

Hiện nay, nguyên liệu Mây đang là một trong những nguồn lợi quan trọng nhất trong hệ thống lâm sản ngoài gỗ của nước ta, nó là nguyên liệu cho phát triển và chế biến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ dân gian. Đặc thù việc phát triển và ổn định được nguồn nguyên liệu mây sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng cho phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại chỗ, tạo điều kiện về công ăn việc làm ổn định cho người dân vào những thời điểm nông nhàn trong năm, từ đó góp phần quan trọng cải thiện thu nhập cho người dân bản địa đặc biệt là những huyện, tỉnh miền núi nơi còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Bộ NN và PTNT đã phê duyệt kế hoạch bảo tồn và phát triển LSNG đến năm 2010, trong đó diện tích trồng mây đến năm 2010 là 740,000ha ở 5 vùng chính là: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam trung bộ (Quyết định số 2242/QD-BNN, ngày 7 tháng 8 năm 2007).

Bảng 4.1: Diện tích trồng mây tại một số địa phương (tính đến cuối năm 2007)

Loài Địa điểm Diện tích (ha)

Mây nếp Phú Thọ 242

Mây nếp, Mây nước Quảng Bình 273,8

Mây nếp Bắc Cạn 65

Mây nếp Hà Nội 45,6

Mây nếp, Mây nước Khánh Hòa 14,45

Mây nếp, Mây nước Quảng Nam 85

Mây nếp Thái Bình 35,6

Mây nếp Hà Giang 295,4

Mây nếp, Mây nước Hà Tĩnh 80

Mây nếp, Mây nước Quảng Ngãi 378,625

Mây nếp Hòa Bình 108,45

Mây nếp, Mây nước Nghệ An 1979

Mây nếp Quảnh Ninh 53,22

Mây nếp, Mây nước Tuyên Quang 407,4

Tổng cộng 4081,095

Bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích mây trồng ở một số địa phương đến cuối năm 2007 là 4081,095ha, trong đó Quảng Ngãi là tỉnh còn diện tích trồng Mây nước lớn nhất, với tổng diện tích rừng mây của toàn tỉnh là 378,625ha. Loài Mây nếp được gây trồng ở hầu hết các địa phương, trong đó Tuyên Quang có diện tích trồng nhiều nhất với 407,4ha.

Kết quả điều tra, phỏng vấn thực tế tại các cơ sở chế biến đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu mây ở Hòa Bình và Hà Nội cho thấy, hiện nay nhu cầu nguyên liệu mây đang rất cao nhưng thực tế nguồn cung tại chỗ của hai thị trường này là chưa đảm bảo được. Hầu hết các cơ sở chế biến đều phải nhập nguyên liệu từ các tính khác về hay nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (Lào, Cămpuchia...) với chi phí phát sinh kéo theo cao, chính vì vậy đã làm tăng giá nguyên liệu đầu vào kéo theo giá cả thành phẩm cũng sẽ bị đẩy lên nhiều so với việc dùng và tận dụng được các nguồn nguyên liệu tại chỗ. Bên cạnh đó, với đặc tính ưu việt của mình (màu sắc, độ thon, tỷ lệ co rút trung bình, cường độ ép dọc trung bình, cường độ kéo dọc trung bình, khối lượng thể tích) hầu hết các cơ sở chế biến đều ưu tiên sử dụng mây nếp để chế biến hàng thủ công mỹ nghệ nếu có nguồn hàng ổn định. Chính vì vậy, hiện nay và trong tương lai Mây nếp vẫn sẽ là giống mây được ưa chuộng và có thị trường rộng lớn tại các tỉnh phía Bắc nói chung và khu vực Hòa Bình, Hà Nội nói riêng. Từ thực tế này, việc gây trồng và phát triển các vùng nguyên liệu mây với năng suất cao, có quy mô lớn theo những quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt là hết sức cấp thiết.

Do nhu cầu nguyên liệu mây trong và ngoài nước ngày càng tăng nên giá Mây thô chưa qua chế biến ngày càng cao. Giá 1kg mây năm 2003 là 3.000 - 4.000đ, đến thời điểm tháng 9/2005 là 7.000đ. Theo xu thế phát triển công nghệ chế biến như hiện nay, thu nhập cho những người trồng cây Mây nếp ngày càng có triển vọng. Theo thống kê của tỉnh Thái Bình, một trong nhiều tỉnh có nghề chế biến Mây nếp phát triển cho biết: Năm 2000 có 25 tổ hợp làng, xã nghề với 15.000 lao động làm Mây xuất khẩu thì năm 2004, con số này đã tăng 7 lần. Hàng tháng tiêu thụ tới 1.500tấn Mây nguyên liệu. Ví dụ xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mỗi tháng sử dụng trên 1.500tấn. Mây nếp không những cho thu hoạch trong nhiều năm, mà năng suất khá cao. Tuỳ thuộc vào mức độ thâm canh, tính trung bình 1ha sau 5 năm sẽ cho thu hoạch từ 8 - 10 tấn mây. Theo thống kê của cơ sở chuyên kinh doanh Mây Song Dũng Tấn tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình: Trừ các khoản chi phí cho 5 năm đầu còn lãi khoảng: 35.750.000 đồng.

37

Bảng 4.2: Giá trị nhập khẩu nguyên liệu mây làm đồ thủ công mỹ nghệ

Thời điềm

(năm) Nguồn nhập khẩu chính (%)

Giá trị nhập khẩu (USD)

2000 Thế giới (50%); Indonesia (50%) 144.000

2001 Thế giới (50%); Lào (40,9%); Indonesia (3,9%); Philippines (3,2%); Singapore (1,6%), Myanmar (0,4%)

3.986.000

2002 Thế giới (50%); Lào (40,8%); Indonesia (1,6%); Philippines (5,5%); Singapore (2,1%)

1.558.000

2003 Thế giới (50%); Lào (21,5%); Indonesia (2,6%); Philippines (15,2%); Singapore (10,7%)

2.186.000

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2007)

Tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu mây sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn 2001-2003 là 7,730,000USD. Hằng năm chúng ta vẫn cứ nhập một lượng nguyên liệu lớn mây tre với giá cao hơn trong nước từ 15-20%.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nhiều cơ sở sản xuất và chế biến mây tre đan phục vụ nhu cầu trong nước và một phần lớn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Chính vì vây, nhu cầu về nguồn nguyên liệu mây trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn, đồng thời trên địa bàn cũng có nhiều cở sở chế biến với kinh nghiệm sản xuất lâu năm và đội ngũ công nhân, thợ thủ công lành nghề có trình độ cao. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2015 xây dựng được 2 cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre công suất 10.000 - 15.000tấn nguyên liệu (quy đổi theo nguyên liệu đã qua sơ chế)/cơ sở/năm. Định hướng tới năm 2020, xây dựng được ít nhất 4 cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre công suất 10.000 - 15.000tấn nguyên liệu (quy đổi theo nguyên liệu đã qua sơ chế)/cơ sở/năm, gắn với các làng nghề và cơ sở chế biến nhỏ (cơ sở vệ tinh) nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về sơ lượng và chất lượng đối với các sản phẩm xuất khẩu. Coi trọng việc khôi phục và đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, hình thành mạng lưới vệ tinh về chế biến lâm sản, góp phần nâng cao giá trị lâm sản hàng hoá. Phát triển và sử dụng hiệu quả các loại LSNG như: song, mây, tre, luồng, giang, nứa… để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sớm quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến và làng nghề trong và ngoài tỉnh. Tạo môi trường thông thoáng cho sự liên kết giữa người trồng rừng với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm về quyền lợi, trách nhiệm trong việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Khuyến khích thành lập công ty cổ phần của những người trồng rừng, HTX lâm nghiệp với các cơ sở chế biến lâm sản (UBND tỉnh Hòa Bình, 2007).

Bảng 4.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu mây

Năm Sản lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%)

1999 6,523 48,216 - 2000 5,068 65,932 37% 2001 4,626 73,216 11% 2002 7,621 88,747 21% 2003 8,830 99,737 12% 2004 9,911 138,218 39% 2005 9,000 140,000 27% 2007 - 219,000 25% (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2007)

Ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ mây tre đan nước ta đang có bước phát triển ngoạn mục trong vài thập niên qua. Hiện có khoảng 713 làng nghề mây tre đan trong tổng số 2017 làng nghề trên toàn quốc và hơn 1700 doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất kinh doanh mây tre đan. Doanh số xuất khẩu mây tre đan của năm 2007 là 219 triệu đô la với mức tăng trưởng bình quân là 30%/năm (Bảng 4.3).

Hiện nay khoảng 35-42% các cơ sở mây tre đan đang phải sản xuất cầm chừng và tệ hại hơn là đối đầu với nguy cơ đóng cửa vì thiếu và không chủ động được nguyên liệu. Việc thiết lập những vùng nguyên liệu chuyên canh tập trung là một nhu cầu bức bách hiện nay đối với nước ta. Ngành nghề này cũng đã tạo ra gần nửa triệu việc làm thường xuyên và bán thời gian vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là 1,5 tỷ USD vào năm 2010, trong đó hàng mây tre phải đạt 600 triệu USD.

b. Đặc tính kỹ thuật cây mây được các cơ sở sản xuất ưa thích tại Hoà Bình

Nhằm góp phần bảo tồn, thúc đẩy và phát triển nghề truyền thống mây tre đan trên địa bàn tỉnh, đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn tại các cơ sở sản xuất, chế biến và các nghệ nhân trong các làng nghề thủ công về đặc tích kỹ thuật của nguyên liệu mây phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Kết quả điều tra cho thấy loài Mây nếp được ưa chuộng hơn cả. Do Mây nếp có nhiều đặc tính kỹ thuật quý như: nhẹ, dai, dẻo dễ uốn, bền, bóng đẹp... nên từ xa xưa đã được dùng làm các mặt hàng gia dụng như: lạt buộc, đan rổ rá, làm bàn ghế, chổi, làn, túi xách, gầu tát nước, nôi em bé... Mây nếp rất dễ kết hợp với kim loại và các vật liệu khác như: gỗ, da, nhựa... để chế biến các hàng mộc, đồ dung cao cấp, đồ mỹ nghệ... Các sản phẩm được làm từ Mây rất đa dạng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Các sản phẩm được xuất khẩu nhiều sang các nước: Nhật, Italia, Đức, Đài Loan, Tây Ban Nha, Hà Lan... Nhiều cơ sơ

39

sản xuất chế biến Mây rất phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều địa phương. Lá mây dùng để lợp nhà, quả có thể ăn được. Cây mây có tác dụng làm hàng rào quanh nhà và vườn rất bền và đẹp (Bảng 4.4).

Trong khi loài Mây nước không có hoặc rất ít các cơ sở sản xuất thu mua chế biến, điều này cho thấy loài Mây nước không phù hợp với điều kiện ở địa phương, nếu nhập từ các tỉnh khác thì có chi phí cao và các đặc tính kỹ thuật cũng kém hơn so với loài Mây nếp.

Bảng 4.4: Một số đặc tính kỹ thuật của nguyên liệu mây được các cơ sở sản xuất ưa thích tại Hòa Bình*

TT Chỉ tiêu Mây nếp

1 Chiều dài thân (m) ≥ 2,5

2 Đường kính thân không bẹ (cm) ≥ 0,8

3 Chiều dài lóng (cm) 18 - 25

4 Màu sắc Trắng ngà

5 Độ thon 0,5 - 0,7

6 Độ ẩm mây tươi (%) 143,9

7 Tỷ lệ co rút trung bình (%) 8,57

8 Cường độ ép dọc trung bình (MPa) 33,69

9 Cường độ kéo dọc trung bình (MPa) 49,19

10 Khối lượng thể tích (g/cm3) 0,29

(*Mô phỏng theo kết quả của Phạm Văn Điển, 2006)

4.1.2. Tổng kết kiến thức, kinh nghiệm kỹ thuật trồng và khai thác sử dụng mây ở các địa phương và Hòa Bình

a. Kỹ thuật trồng

Nghề trồng Mây nếp ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã có lịch sử hàng trăm năm trước đây. Đầu tiên được trồng tại các tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, sau lan dần sang các tỉnh: Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... Ngày nay, Mây nếp được gây trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Sau giải phóng, nhiều tỉnh phía Nam cũng đưa giống Mây nếp về trồng và nhiều nơi phát triển rất mạnh như: Nam Trung bộ, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đắc Nông...

Qua điều tra, phỏng vấn các đơn vị kinh doanh, sản xuất mây giống, các chủ vườn ươm, các nhà quản lý, khoa học và người dân địa phương, nhóm nghiên cứu đã tổng kết được một số kinh nghiệm và kiến thức gây trồng mây như sau:

+ Nguồn giống

Lấy giống tại các cơ sở chuyên sản xuất và chế biến Mây nếp đã được công nhận. Cây trồng 4 - 5 năm bắt đầu ra quả, nhưng chỉ thu hái giống từ các cây 7 tuổi trở lên, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Mỗi cây mây có thể mang tới 6.000 quả. Hạt giống được mua từ các đơn vị kinh doanh giống cần có lý lịch giống và phiếu thẩm định chất lượng kèm theo.

+ Thu hái hạt giống

Thời gian thu hái: Tháng 4 - 5. Chỉ thị độ chín: khi quả từ mầu xanh chuyển sang mầu trắng vàng, hạt mầu nâu đen, cùi có vị chua là có thể thu hái được. Dùng tay bứt quả trên các dây Mây.

+ Chế biến và bảo quản hạt

Chế biến:

Quả thu hái về không gieo ươm ngay mà để chờ vài hôm cho đến khi hạt chín đều, loại bỏ những hạt sâu, hạt kém chất lượng. Quả ngâm trong nước lạnh 24 giờ rồi đem đãi sạch vỏ và cùi. Hạt thu được đem hong khô trong râm mát.

Bảo quản hạt giống:

Hạt sau khi thu hoạch, chế biến nên đem gieo ngay sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao. Trong trường hợp cần thiết, có thể bảo quản bằng cách trộn hạt trong cát ẩm. Hạt được trộn đều với cát có độ ẩm 15 - 16% theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (Theo thể tích). Hạt bảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn một số giống mây có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác và sản xuất ngành hàng mây tre đan xuất khẩu ở hoà bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)