3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Lương Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hoà Bình tiếp giáp với vùng đồng bằng. Tổng diện tích tự nhiên là 28.719,1 ha. Vị trí địa lý từ 20º17´ - 20º38´ Vĩ Bắc và 105º20´ - 105º40´ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Vì, Hà Nội - Phía Đông giáp huyện Chương Mỹ, Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, Hoà Bình và huyện Mỹ Đức, Hà Nội - Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình.
Huyện Lương Sơn có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng, cao ở phía Tây thấp dần xuống phía Đông Nam, có dãy núi cao nhất là Bà Sơn cao trên 1.000m. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
3.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa mang theo nhiều hơi nước và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô độ ẩm thấp và hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Chế độ nhiệt: Tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,10C; nhiệt độ trung bình tối thấp là 16 0C nhiệt độ trung bình tối cao là 28,20C. Nhiệt độ bình quân cao nhất gặp vào tháng 8 là 32,80C trong khi đó nhiệt độ bình quân thấp nhất gặp và tháng 12 là 9,40C.
Chế độ mưa: huyện Lương Sơn là khu vực có lượng mưa tương đối lớn với tổng lượng mưa bình quân năm là 1.913 mm. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 (436,7mm) tháng có lượng mưa thấp nhất thường là tháng 12 (3,8mm). Độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân đạt 84,7%.
31
Chế độ gió: có hai hướng gió chính là gió Đông Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đông Bắc khô và hanh thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra trong khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) và gió Bấc.
Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu có nhiều suối, ao hồ, nhiều khe sâu do địa hình chia cắt. Với lượng mưa tập trung trên 70% vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét ở vùng thượng nguồn sông Bùi. Tuy nhiên vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Trên khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loại đất sau:
Đất đồi núigồm có:
- Đất feralit đỏ nâu vàng trên đá vôi - Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất
- Đất feralit vàng nhạt trên sa thạch, phiến thạch - Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ
Đất ruộng gồm có:
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước - Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ
3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Lương Sơn tính đến ngày 31/12/2008, toàn huyện có 9.853, 9 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên: 2.687,4 ha chủ yếu là rừng non phục hồi và rừng tre nứa. Rừng trồng là: 7.166,5 ha (trong đó rừng non dưới 3 tuổi là 2.271,4 ha). Các loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Luồng, Lát,…
- Đất chưa có rừng là: 8.779,4 ha (được quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp). Diện tích này chủ yếu là trảng cỏ, lau lách và núi đá có cây nhưng chưa đủ tiêu chuẩn là rừng.