Phương pháp phân tích đánh giá trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình xử lý nước thải mạ điện bằng đá vôi, mùn cưa và thực vật (Trang 36 - 37)

N íc th¶i chøa axit

2.3.3.Phương pháp phân tích đánh giá trong phòng thí nghiệm

Các chỉ tiêu như hàm lượng ôxy hòa tan (DO), pH, nhiệt độ, được đo trực tiếp bằng máy TOA (Model WQC-22A của hãng TOA Nhật Bản), máy đo DO cầm tay (Oxi 330 WTW, CHLB Đức), máy đo pH và nhiệt độ cầm tay (pH 320 WTWW, CHLB Đức).

- Các chỉ tiêu COD, SO43-, H2S, Ni, Cr6+, Cr3+ được phân tích theo các phương pháp chuẩn [23]cụ thể như sau:

+ Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD) bằng phương pháp Bicromat.

+ Cr6+, cromat hoặc bicromat xác định được bằng phương pháp đo quang khi cho phản ứng với diphenylcarbazide trong môi trường axit, hợp chất tạo thành có màu đỏ tím, có cường độ hấp thụ cực đại tại sóng 540nm.

+ Cr3+ được xác định giống phương pháp phân tích Cr6+, trước đó Cr3+ được ôxy hoá với kali permanganat để trở về dạng Cr6+. Sau quá trình oxy hoá, lượng permanganat dư được khử với natri azid (NaN3).

+ Ni được xác định bằng phương pháp đo quang thông qua phản ứng với dimethylglyoxime (diacetyldioxime, 2,3 butanedione dioxime, C4H8N2O2).

+ Hàm lượng Ni và Cr trong mẫu thực vật và một số mẫu nước được phân tích bằng quang phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Việc đo quang được tiến hành trên máy quang phổ (Spectrophotometer) của hãng Pharmacia và Shimadzu. Việc ủ và phá mẫu cho xác định COD tiến hành trên máy COD Reactor của hãng HACH (Mỹ)

+ Xác định lượng SO42- bằng phương pháp trọng lượng sử dụng BaSO4 (TCVN 6200: 1996).

+ Xác định H2S: Mẫu nước lấy để xác định sunfua cần phải lấy riêng, nếu mẫu không phân tích ngay thì phải cố định sunfua bằng dung dịch chì axetat hoặc dung dịch cadmi axetat 10%. Xác định H2S và muối của nó tạo thành kết tủa

CdS, PbS. Hòa tan kết tủa bằng dung dịch iot. Sau đó chuẩn độ lượng iot dư bằng thiosunfat.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình xử lý nước thải mạ điện bằng đá vôi, mùn cưa và thực vật (Trang 36 - 37)