Phương pháp xây dựng giá dự thầu của công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC VÀ CÔNG TRÌNH DOANH TRẠI F BỘ F 361 VÀ E BỘ E 293 potx (Trang 54 - 58)

I. Thực trạng công tác tính giá dự thầu của công ty trong thời gian qua

1.2 Phương pháp xây dựng giá dự thầu của công ty

Giá dự thầu là bảng kê chi tiết từng nội dung công việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có ghi rõ từng chủng loại vật tư dùng để thực hiện công việc đó, đơn giá và giá thành tương ứng, số liệu của bảng giá dự thầu là căn cứ quan trọng trong việc xét thầu sau này.

Trình tự chung:

Để xây dựng giá dự thầu cho một công trình trước hết ta phải xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp, sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục (một hạng mục gồm nhiều công việc), rồi tập hợp chi phí cho cả công trình theo các quy định hiện hành, cụ thể là các bước sau:

Sơ đồ 2: Nội dung của đơn giá dự thầu

Đơn giá dự thầu được tính:

T L C TT MTC NC VL DGdt = + + + + + +

Ngoài ra có thể tính đến hệ số trượt giá (Ktg) và yếu tố rủi ro (Krr) khi đó giá dự thầu hoàn chỉnh được tính như sau:

(1+ +Krr)

×

=DGdt Ktg dt

DG

Các khoản mục trong đơn giá được xác định như sau:

Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu.

Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu và giá bán các loại vật liệu đó tại cửa hàng hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình.

Chi phí vật liệu được tính theo công thức sau:

( ) ( i ) vl n i i vl i g K D Vl =∑ × × + = 1 1 Trong đó: Chi phí trực tiếp ( T) Thuế (T)

Đơn giá dự thầu

Chi phí chung (C)

Lãi dự kiến (L)

Nhân công (NC)

Máy thi công (MTC)

Trực tiếp phí khác (TT)

VL: chi phí vật liệu (gồm vật liệu chính và vật liệu phụ) trong đơn giá của công tác hoặc kết cấu xây dựng.

Di: Lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị công tác xây lắp quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.

i vl

g : Giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ i

i vl

K : Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính (theo quy định)

Phương pháp xác định chi phí nhân công

Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp khác của công nhân trực tiếp xây lắp.

Cơ sở để xác định chi phí nhân công :

+ Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc + Giá nhân công trên thị trường lao động

+ Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công. Chi phí nhân công tính được xác định theo công thức:

i nc i n i g B NC = ∑ × =1 Trong đó:

Bi: Số công theo định mức bậc thợ i

i nc

g : Đơn giá ngày công của bậc thợ i

Phương pháp xác định chi phí máy thi công(MTC)

Chi phí trong một ca máy bao gồm: khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình), khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng, chi phí nguyên liệu, động lực, năng lượng, chi phí tiền công thợ máy, chi phí khác và chi phí quản lý máy. Chi phí máy thi công được tính dựa trên các căn cứ: Số ca máy và đơn giá ca máy.

( ) ∑ = × = n i i m i g M MTC 1 Trong đó:

Mi : Số ca máy theo định mức loại máy thứ i

i m

g : Đơn giá ca máy của loại máy thứ i

Phương pháp tính chi phí chung

Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành công tác xây lắp nhưng thực sự cần thiết cho công tác tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất và xây dựng công trình. Chi phí chung có thể chia làm 2 bộ phận:

+ Chi phí quản lý tại công trường (C1): là chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra tiến hành thi công công trình bao gồm: chi phí lán trại tạm, chi phí kho bãi, chi phí trả tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên quản lý...

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp(C2): Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí thuê nhà và đất làm trụ sở của doanh nghiệp, chi phí dụng cụ văn phòng, lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí phúc lợi ...

Chi phí chung trong giá dự thầu được xác định trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Hiện nay, công ty tính chi phí chung (C) theo công thức:

T P

C = ×

Trong đó:

P là tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp (xác định theo quy định) T là chi phí trực tiếp, được tính :T =VL+ NC + MTC +TT ( TT là trực tiếp phí khác, theo quy định TT =1,5%×(VL+ NC+ MTC) )

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC VÀ CÔNG TRÌNH DOANH TRẠI F BỘ F 361 VÀ E BỘ E 293 potx (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w