Tình hình dân sinh kinh tế :

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại các xã vùng đông hồ thác bà, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 45 - 47)

3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Yên Bình có dân số là 106.870 người (31/12/2014), lực lượng lao động xã hội 45.037 người, trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao lan (Sán chay) sống xen kẽ với nhau từ lâu đời. Mật độ dân cư bình quân toàn huyện là 139 người dân/Km2, nhìn chung sự phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã hạ huyện và thị trấn huyện lỵ, riêng xã vùng cao Xuân Long chỉ có 49 người/Km2.

Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết, cần cù lao động, tin tưởng vào sự lãnh

đạo của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, Yên Bình vẫn là một huyện có đông các dân tộc cùng chung sống. Người Kinh chiếm khoảng 52% cư dân của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ thủ công.

Người Tày chiếm khoảng 15% dân số, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Kho tàng văn hoá dân gian và tập tục có nhiều nét đặc trưng. Với trường ca Vuợt Biển (Khảm hải), ngày hội xuống đồng (lồng tồng), những điệu xoè (nhạc, khăn, thắt lưng, khăn đội đầu nhuộm chám của người phụ nữ.

Người Dao quần trắng chiếm 13% dân số sống tập trung ở vùng núi thấp hoặc dọc theo các suối, tổ chức thành các bản riêng tập trung đông ở các xã Yên Thành, Phúc An, Tích cốc, Tân hương, Bảo ái, Tân nguyên.... Họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú.

Người Sán chay (Cao lan) chiếm 6% dân số cư trú ở 8 xã trong huyện, thành thạo trồng lúa nước. Cộng đồng dân tộc Cao lan trên địa bàn hầu hết vẫn giữ được các nét sinh hoạt văn hoá truyền thống như hát Sình ca; các lễ hội, trang phục... Người Nùng chiếm gần 3% dân số, ngoài lúa nước và nương rẫy họ còn trồng bông, trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ mộc.

Ngoài ra, ở Yên bình còn có một số thành phần dân tộc ít người khác cùng sinh sống.

Lao động trên địa bàn vùng Dự án có nguồn lao động dồi dào với 58.980 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động trong vùng, bình quân mỗi hộ có 5 lao động.

Trình độ lao động trong những năm qua đã được nâng lên một bước do có sự

hoạt động của các chương trình 327, 661, 134, 135, chương trình xoá đói giảm nghèo. Công tác khuyến nông, khuyến lâm cũng được quan tâm nên nhiều hộ đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có trình độ tổ chức và quản lý. Với lực lượng lao động hiện nay của vùng và những kết quả đạt được từ

các chương trình Dự án thực hiện trên địa bàn là điều kiện thuân lợi cho việc thực hiện thành công Dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Về tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn, toàn huyện có 422 công trình thuỷ

lợi lớn nhỏ đang sử dụng khai thác, trong đó có 107 công trình kiên cố, 35 công trình tạm hàng năm đáp ứng khoảng 75% nhu cầu tưới tiêu. Trên địa bàn có 56 Km

đường quốc lộ, 93,5 Km đường tỉnh lộ và gần 400Km đường liên xã, liên thôn. 100% số xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường thuỷ quan trọng trên lòng hồ Thác bà, nối liền các xã, thị trấn ven hồ. Mạng lưới điện quốc gia đã được phủ hết 26/26 xã, thị trấn. Về thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn huyện đã có 26/26 xã có điện thoại, 26/26 xã đã xây dựng

được điểm bưu điện văn hoá. Bình quân 10 máy điện thoại cố định/100 người dân.Toàn huyện có trên 99 % số dân được sử dụng điện; 96% diện tích được phủ

sóng phát thanh truyền hình. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17%.

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng là tương đối thuận lợi và đủ khả năng đáp

ứng, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điện sinh hoạt: Trên địa bàn toàn huyện các hộ đều đã có điện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nhìn chung cuộc sống của người dân ngày càng được hoàn thiện hầu như nhà nào cũng có tivi, xe máy.

Y tế: Cán bộ y tế được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân kịp thời, thực hiện tốt các mục tiêu chương trình quốc gia về y tế cộng đồng, phát hiện ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh. Giảm tỷ lệ trẻ em

suy dinh dưỡng, năm 2013-2014 không có trẻ em suy dinh dưỡng , thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Cơ sở vật chất của trạm y tếđã được củng cố và xây dựng ngày càng tốt hơn.

Giáo dục: Công tác giáo dục thường xuyên được quan tâm, 100% trẻ em 6 tuổi

được đi học lớp 1. Huyện đã hoàn thành tốt chương trình phổ cập Trung học cơ sở cho những người trong độ tuổi, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt 100%, chất lượng dạy và học ngày càng được cải thiện. Cơ sở vật chất của trường học trên địa bàn

đạt 90% lớp học vững chắc không có trường hợp học 3 ca, đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao về số và chất lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại các xã vùng đông hồ thác bà, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)