Xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại các xã vùng đông hồ thác bà, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77 - 81)

các mô hình NLKH trong toàn xã

Trong một hệ thống NLKH vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu được lợi ích kinh tế cao nhất và bảo vệ môi trường một cách có hiệu quảđó là điều quan trọng mà những người tham gia sản xuất mô hình NLKH đều mong muốn đạt được. Chính vì vậy những lý do mà việc việc tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững mô hình và đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái tốt nhất và điều cần quan tâm.

Qua kết quả nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương đã phần nào thấy được những thuận lợi, khó khăn của các hệ thống canh tác mà các hộđã và đang gặp phải. Trước tình hình đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xoay quanh vấn đề mà người dân quan tâm. Từđó giúp người dân tham khảo, định hướng và áp dụng vào các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả các hệ

thống NLKH trên địa bàn ..

3.4.3.1. Những giải pháp chung

Cần xây dựng và phát triển hệ thống kinh tế rừng - vườn - chuồng ruộng, vườn đồi tạo hệ thống nông lâm kết hợp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả

mà trọng tâm là cây ăn quả và chăn nuôi vào các hệ thống NLKH, ngoài ra cần chú trọng đầu tư vào việc phát triển diện tích cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp có rất nhiều thuận lợi cho người dân bởi khi người dân tham gia phát triển theo hướng này thì tận dụng được tiềm năng sẵn có của đất, mang lại lợi ích kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong quá trình sản xuất người dân thường gặp vấn đề khó khăn về vốn và kỹ thuật do chu kỳ kinh doanh kéo dài và sự phát triển của các ổ dịch bệnh dưới nhiều hình thức lây nhiễm, chính vì vậy mà nhà nước cần có những biện pháp thiết yếu nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra đối với các hộ làm mô hình NLKH. Nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi cho các chủ hộ, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống các cơ sở kiểm tra giám sát và hướng dẫn bà con các phương thức chăm sóc, bảo vệ có hiệu quả cao nhất cho mô hình nông lâm của hộ.

3.4.3.2. Những giải pháp cụ thể

Qua kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương đã phần nào thấy được những thuận lợi, khó khăn các hộ đã và đang gặp phải. Trước tình hình đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp xoay quanh

các vấn đề mà họ đang quan tâm. Từ đó tạo cơ sở giúp người dân tham khảo, định hướng và áp dụng vào các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn các xã.

Giải pháp về kỹ thuật:

- Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm tại cơ sở. Bằng cách tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Các lớp tập huấn cần dựa trên nhu cầu thực tế của người dân. Các các bộ khuyến nông, khuyến lâm cần biết lắng nghe các ý kiến và các phản hồi của người dân trong quá trình phát triển hệ thống tại các hộ gia đình, hướng dẫn giúp đỡ họ áp dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống.

- Cần tìm các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp cho năng suất cao chất lượng tốt để thay thế các giống cũ.

- Giới thiệu các mô hình mẫu có hiệu quảđể bà con tham khảo và rút ra kinh nghiệm, học hỏi và áp dụng vào mô hình của gia đình mình.

- Thành lập các nhóm sở thích cùng nhau học hỏi và giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Tuyên truyền các biện pháp, kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất nông lâm nghiệp cho bà con thông qua các thông tin đại chúng nhưđài phát thanh của các xã, thôn, xóm hay các tờ rơi.

Giải pháp về giống:

Cần tìm được các giống mới có giá trị kinh tế cao lại phù hợp với điều kiện

đất đai, khí hậu của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. Xây dựng trung tâm giống có chất lượng cao để cung cấp cho người dân các giống tốt nhất để bà con yên tâm sản xuất.

Giải pháp về vốn:

Vốn là vấn đề hết sức cần thiết cho các hộ sản xuất, mà hầu hết các họ nông dân ai cũng muốn có vốn để đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì vậy mà khu vực cần tạo điều kiện giúp đỡ người dân vay vốn từ cấp trên với lãi xuất thấp. Còn đối với các hộ nghèo thì UBND các xã cần có những chính sách và biện pháp

khuyến khích, hỗ trợ thêm để tạo điều kiện cho họ phát triển tốt hơn làm giảm tỷ lệ

nghèo trong các xã.

Giải pháp về dịch bệnh:

Khu vực nên thực hiện phương châm toàn dân tham gia diệt trừ dịch bệnh và sâu hại. Cán bộ cùng người dân tích cực theo dõi diễn biến trong quá trình sản xuất,

để kịp thời phát hiện dịch bệnh để có phương pháp phòng trừ ngay từ đầu tránh để

dịch bệnh phát triển trên diện rộng.

Giải pháp về thị trường:

Cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường để cung cấp các thông tin cho người dân. Để họ khai thác một cách triệt để tiềm năng loại hàng hóa. Ngoài ra mở rộng thêm phân phối hàng hóa nông sản để người dân không bị ép giá và tuyên truyền quảng cáo, lập thương hiệu riêng cho sản phẩm nông - lâm nghiệp của

địa phương trên thị trường.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông xã: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn giúp dân bê tông hóa các tuyến đường, liên thôn trong các xã, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.

+ Thủy lợi: Cần xây dựng thêm các hệ thống kênh mương, đập chứa nước nhằm cung cấp nuôi trong quá trình sản xuất của người dân.

Giải pháp về sử dụng đất:

- Sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, nghĩa là tăng cường bón phân hữu cơ hay nguồn phân xanh là những cành rơi lá rụng đem ủ gốc. Cần chú ý bón phân hợp lý cho từng loại đất.

- Đối với những hộ có rừng khi thiết kế hệ thống nên trồng theo các đường

đồng mức, xen theo băng. Bên cạnh đó cũng cần đặc biệt quan tâm trồng các loại cây có khả năng cải tạo đất vào hệ thống như cây phân xanh, cốt khí, cây muồng hay các loại cây họđậu.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại các xã vùng đông hồ thác bà, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)