Lịch sử quá trình hình thành rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng (Trang 37)

Quá trình hình thành rừng cây bản địa nói chung và cây mắc rạc nói riêng tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng có thể chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn trước năm 1990: vào những năm 1970,1980, diện tích đất của xã là hầu hết núi đá, có rất ít cây xanh, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Người dân sống trong khu vực này thiếu cây xanh, thiếu chất đốt, củi đun. Do các nhu cầu khác nhau của cuộc sống, người dân cần phải có chất đốt, do vậy họ phải đi khai thác ở

các khu vực khác, tại các xã khác. Qua một thời gian dài khai thác tại nơi khác, do lượng chất đốt giảm ảnh hưởng tới cuộc sống tại khu vực đó nên người dân tại các khu vực đó đã dần hạn chế không cho họ khai thác củi nữa. Qua quan sát thực tế, người dân tại xã Phúc Sen nhận thấy tại xã mình có loài cây bản địa là cây Mắc rạc phát triển rất tốt và xanh quanh năm, dễ trồng và đặc biệt có thể khai thác làm chất

đốt, làm củi rất tốt, do thân cây có chứa dầu nên ngay cả khi củi còn tươi vẫn có thể

cháy dễ dàng. Tuy nhiên chỉ còn có một số ít khu vực có cây Mắc rạc phát triển mà người dân vẫn còn lưu giữđược, thí dụ như khu “rừng thiêng” tại xóm Pắc Rằng – xã Phúc Sen... Do vậy, người dân đã bắt đầu lấy giống và tự gây trồng và dần nhân rộng ra khắp toàn xã.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000: cây Mắc rạc đã dần phủ xanh diện tích trong toàn xã, có khả năng cung cấp phần nào chất đốt và nguyên liệu cho các nhu cầu của người dân. Tuy nhiên do phong tục tập quán và do làm nghề rèn phát triển nên việc khai thác các nguồn lợi từ rừng trong nhiều năm đã được người dân khai thác triệt để, rừng bị tàn phá, nguy cơ núi đá trơ chọc lại bùng phát, đa dạng sinh học bị thay đổi. Phương pháp trồng theo kinh nghiệm là chủ yếu mà chưa có các phương pháp, các quy trình kỹ thuật phù hợp nên diện tích trồng cũng không đạt

như mong muốn, mật độ trồng nhiều nơi quá dầy, nhiều hộ đã không cuốc hố mà quãi thẳng trên nền đất, vì vậy tỷ lệ cây mọc thấp hoặc bị chuột, chồn và các con côn trùng ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Cây Mắc rạc có đặc điểm là tái sinh chồi rất mạnh và tái sinh được nhiều lần, khả năng phát tán hạt rất cao. Chiều cao và kích thước của cây tái sinh bằng chồi lớn hơn cây tái sinh bằng hạt hoặc được trồng bằng hạt. Do vậy, lúc mới trồng có thể là nhưng cây mọc đơn lẻ, sau khi khai thác nhiều lần thì cây tái sinh bằng chồi mọc nhanh và khỏe nên chúng hầu hết mọc thành bụi (Hình 3.1). Theo kinh nghiệm của người dân thì nên trồng trên đỉnh hoặc sườn núi để sau này những quả già rụng xuống sẽ tự nhân rộng diện tích rừng theo phương thức gieo hạt thẳng, đây cũng là điều kiện tốt để phủ xanh những vùng đất

đá bị hoang hóa, hoặc những mảnh nương trống do dân phá rừng trồng cấy rồi bỏ

trống theo thời gian... Tuy nhiên, do điều kiện địa hình tại địa phương, đỉnh núi rất cao và dốc đứng nên chỉ trồng rải rác được một số rất ít diện tích trên đỉnh, mà chủ

yếu trồng được trên khu vực sườn trở xuống . Nhiều diện tích sau khi trồng người dân đã khai thác khi cây còn quá nhỏ nên cây không có khả năng tái sinh hạt hoặc nảy chồi được. Thời điểm tốt nhất để khai thác loài cây này trung bình là 5 năm, ở

những nơi đất tốt có thể khai thác từ năm thứ 3 hoặc thứ 4.

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Qua quá trình trồng và chăm sóc cho thấy cây Mắc rạc khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã Phúc Sen nói riêng và của huyện Quảng Uyên nói chung. Cây sinh trưởng phát triển tốt, có thể sống và phát triển tại những vùng đất khô cằn trên núi đá xen lẫn đất mà không thể trồng những loài cây khác, cây có bộ rễ khỏe cắm sâu vào đất đá. Khi cây còn nhỏ, rễ

phát triển dài gấp 2-3 lần thân cây nên chống chịu được hạn hán, rét đậm. Cây xanh quanh năm, gỗ cứng chắc, người dân thu hái thân cây làm củi, lá cây được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong giai đoạn này cần nâng cao nhận thức và trình độ dân trí về công tác bảo vệ và phục hồi rừng cây bản địa tại xã Phúc Sen. Việc gây trồng rừng cây Mắc rạc cũng như rừng cây bản địa tại xã Phúc Sen đã góp phần nâng cao

độ che phủ rừng của toàn huyện lên, đồng thời tạo ra nguồn tài nguyên tại chỗ, ổn

định điều kiện sống, gióp phần xóa đói giảm nghèo.

Hiện nay, ngoài xã Phúc Sen – Quảng Uyên – Cao Bằng, cây Mắc rạc đã và

đang được trồng ở một số khu vực núi đá vôi tại các tỉnh miền núi biên giới phía bắc có điều kiện núi đá vôi tương tự với Cao Bằng như Hà Giang, Yên Bái.

3.1.2 Đặc đim v din tích và qun lý khai thác rng Mc rc

Trên thực tế địa phương hiện nay, chưa có số liệu cụ thể về diện tích của riêng rừng cây Mắc rạc. Do vậy, dựa trên các dữ liệu về kết quả phỏng vấn hiện trạng loài cây mắc rạc ở cấp hộ gia đình; sau khi xử lý và tổng hợp dữ liệu, ta có kết quảđược trình bày tại Bảng 3.1.

Những dẫn liệu tại bảng 3.1 cho thấy: xã Phúc Sen có tất cả 10 xóm, bao gồm: Tình Đông, Tẩu Đông, Pắc Rằng, Khào A, Khào B, Lũng Sâu, Lũng Vài, Chang Trên, Chang Dưới và Đâu Cọ. Trong đó, diện tích loài cây Mắc rạc ở các xóm là không đều nhau, xóm có diện tích cây mắc rạc thấp nhất là xóm Tình Đông, với diện tích là 13,6 ha; xóm có diện tích cây mắc rạc cao nhất là xóm Đâu Cọ, với diện tích là 48,8 ha. Tổng diện tích của loài cây mắc rạc tại toàn xã Phúc Sen là 245,55 ha.

Bảng 3.1: Diện tích cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen STT Tên xóm Diện tích (ha) 1 Tình Đông 13,6 2 Tẩu Đông 19,4 3 Pắc Rằng 26,5 4 Khào A 18,8 5 Khào B 22,9 6 Lũng Sâu 20,8 7 Lũng Vài 16,75 8 Chang Trên 26,3 9 Chang Dưới 31,7 10 Đâu cọ 48,8 Tổng 245,55

Rừng cây Mắc rạc luôn gắn bó với cộng đồng người dân tộc Nùng tại xã Phúc Sen, rừng cây cung cấp nguồn chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày của người dân và cho nghề rèn truyền thống. Do vậy, người dân trong vùng luôn ý thức được việc quản lý diện tích rừng trồng cây Mắc rạc tại đây. Họ luôn tiến hành kiểm tra giám sát, chăm sóc rừng trồng kết hợp với mỗi lần khai thác rừng lấy củi. Rừng cây Mắc rạc bắt đầu được khai thác khi cây được 3-5 năm tuổi. Lượng khai thác trung bình là 150-200 bó/hộ/năm; tương đương với 3-4 tấn/hộ/năm.

3.1.3 Các giá tr ca rng cây Mc rc ti xã Phúc Sen

3.1.3.1 Các giá trị sử dụng trực tiếp

Mắc rạc là một loài cây xanh quanh năm, gỗ cứng chắc và nặng, Mắc rạc cung cấp một lượng lớn lâm sản, chủ yếu là thân cây làm chất đốt, dùng trong xây

dựng hay trong các cấu trúc mang tính chất tạm thời, làm cán nông cụ (cuốc, xẻng, dao phát…), gỗ còn được dùng để củi đun. Rừng cây Mắc rạc cung cấp nguồn nguyên liệu, đảm bảo nguồn cung cấp chất đốt tại chỗ, thường xuyên cho hàng trăm hộ gia đình trong xã, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt khác nhau và phục vụ cho việc phát triển nghề rèn tại địa phương. Diện tích rừng của xã thuộc khu vực rừng phòng hộ nên việc khai thác gỗ, củi từ rừng trồng mắc rạc làm hạn chế nạn chặt phá rừng từ rừng tự nhiên hoặc các khu vực khoanh nuôi bảo vệ khác, đảm bảo chức năng phòng hộ (Hình 3.2).

Hình 3.2: Khai thác ci Hình 3.3: Khai thác mt ong

Lá cây khi còn non cho thể làm thức ăn cho gia súc nên có thể làm giảm sự

phụ thuộc vào các nguồn thức ăn khác, góp phần tiết kiệm chi phí về kinh tế cho việc chăn nuôi gia súc cho người dân.

Tạo nguồn thu nhập cho người dân: hiện nay loài cây này đã được phát triển và nhân rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái và các tỉnh có vùng núi đá vôi khác. Khi có nhu cầu về hạt giống, người dân có thểđi thu hoạch và bán hạt giống cây mắc rạc cho những người thu mua từ các khu vực khác nhau trong và ngoài tỉnh.

Rừng cây Mắc rạc còn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn, đây là môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất tạo ra giá trị kinh tế cao với lượng vốn và công sức đầu tư hạn chế: như nghề nuôi nong. Trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã phát triển việc nuôi ong lấy mật hoặc phối hợp với các đối tác khác trong việc khai thác nuôi ong, ong thường được đặt vào mùa ra hoa của cây mắc rạc, thường là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Mật ong làm từ

hoa rừng của cây Mắc rạc có mùi vịđặc trưng và có hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán trung bình của mật ong tại đây dao động từ 150-200 nghìn/lít (Hình 3.3).

Hình 3.4: Vđẹp cnh quan rng cây Mc rc

Giá trị về du lịch và vẻđẹp cảnh quan: rừng cây Mắc rạc góp phần phủ xanh diện tích đất của xã, điều mà các loài cây khác trước đây khó có thể thực hiện được tại một vùng núi đá vôi như ở xã Phúc Sen – huyện Quảng Uyên, điều này đã làm tăng tính thẩm mỹ, tăng vẻ đẹp cảnh quan cho xã, cùng với việc cung cấp lượng gỗ

và củi cho việc duy trì cuộc sống cũng như làng nghề rèn truyền thống, điều này đã góp phần thu hút nhiều khách du lịch đến với xã Phúc Sen, thí dụ như làng du lịch cộng đồng Pắc Rằng. Qua đó góp phần giúp người dân gắn bó với rừng nhiều hơn, tích cực tham gia và có trách nhiệm trong việc gìn gữ và bảo vệ phát triển rừng (Hình 3.4).

3.1.3.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị cốđịnh, hấp thụ carbon và điều hòa khí hậu: cây Mắc rạc chiếm phần lớn diện tích rừng của xã, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của xã và của toàn huyện. Do đó rừng cây mắc rạc có vai trò rất lớn trong việc điều hòa khí hậu nơi

đây. Rừng còn có vai trò trong việc duy trì chu trình carbon, làm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, góp phần ổn định khí hậu. Rừng giữ lại và tích trữ, hay hấp thụ carbon trong khí quyển. Vì thế, sự tồn tại của thực vật rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. Sự phân hủy hoặc đốt các vật chất hữu cơ sẽ trả lại carbon vào khí quyển.

Rừng giúp bảo vệ đất rừng, bồi dưỡng tiềm năng đất, chế ngự dòng chảy, ngăn cản sự bào mòn đất, mất đất, nhất là trên các vùng đồi núi đá cao và dốc như

tại xã Phúc Sen. Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn ở

những nơi đất dốc, phát rừng làm nương rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Rừng còn tạo, cung cấp chất hữu cơ cho đất như các hoạt động phân hủy xác hữu cơ trong đất...

Rừng còn điều tiết nước, điều hòa nguồn nước, ổn định lượng nước, dòng chảy cho các ao, hồ, suối theo mùa, nhất là trong mùa khô để đảm bảo lượng nước phục vụ cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp. Hiện trạng thực bì của rừng và chế độ dòng chảy có quan hệ mật thiết. Nơi có tỷ lệ che phủ cao thì lưu lượng dòng chảy giữa mùa khô và mùa mưa từ 2 lần đến 4 lần.

Rừng cây Mắc rạc còn góp phần phát triển và bảo tồn sự đa dạng sinh học trong vùng. Tuy nhiên, cần phát tuyển chọn thêm các loài cây bản địa khác để trồng xen kẽ với cây Mắc rạc như nghiến, kháo, lát hoa, xoan hôi, các loại cây dược liệu như bình vôi, chè dây... thích hợp với vùng núi đá vôi để làm tăng sự đa dạng sinh học trong vùng.

3.1.3.3. Các giá trị khác

Việc trồng và phát triển cây mắc rạc trong xã hoàn toàn là do tự phát. Tuy nhiên, do ý thức được giá trị đích thực của rừng, người dân đã hoàn toàn tự nguyện

gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng cây mắc rạc cùng với các loài cây bản địa khác, góp phần ổn định cuộc sống người dân, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệđất, nước và vô hình chung cũng góp phần chống sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu gây ra. Ngoài ra, sau những gì đã và đang làm thì rừng cây mắc rạc còn để lại các giá trị quý chưa thể kể hết cho các thế hệ mai sau.

3.1.4. Mt sđặc đim rng cây Mc rc 3.1.4.1. Đặc điểm tầng cây gỗ Đặc điểm tầng cây gỗ Mắc rạc được thể hiện tại bảng 3.2 Bảng 3.2: Đặc điểm tầng cây gỗ Mắc rạc Cấp tuổi OTC N (cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) G (m2/ha) M (m3/ha) 2 PS 04 450 6,5 6,1 1,5 4,6 PS 06 375 6,5 5,8 0,9 2,6 PS 15 525 7,9 5,9 2,6 7,7 PS 20 325 6,3 6 1 3 PS 05 525 6,7 6,1 2,2 6,7 PS 07 500 8,4 5,8 2,8 8,1 PS 09 475 6,2 5,9 1,4 4,1 TB 6,9 5,9 1,7 5,2 3 PS 10 500 8,4 6,3 4,4 13,9 PS 11 575 8,1 6,3 4,5 14,2 PS 12 525 6,4 6,1 2,3 7 PS 14 475 8,3 6,2 3,9 12,1 PS 17 525 7,9 6,3 2,6 8,2 PS 18 600 7,9 6,3 3,9 12,3 PS 19 565 8 6,4 4 12,8 TB 7,9 6,3 3,7 11,5 Ghi chú: PS: Phúc Sen

Những dẫn liệu tại bảng 3.2 cho thấy:

Ở cấp tuổi 2: đường kính ngang ngực biến động từ 6,2 – 8,2 cm, giá trị trung bình là 6,9 cm; chiều cao cây biến động từ 5,8 – 6,1 m, giá trị trung bình là 5,9 m; tiết diện ngang G biến động từ 0,9 – 2,6 m2/ha, giá trị trung bình là 1,7 m2/ha; trữ

lượng M biến động từ 2,6 – 7,7 m3/ha, giá trị trung bình là 5,2 m3/ha.

Ở cấp tuổi 3: đường kính ngang ngực biến động từ 6,4 – 8,4 cm, giá trị trung bình là 7,9 cm; chiều cao cây biến động từ 6,1 – 6,4 m, giá trị trung bình là 6,3 m; tiết diện ngang G biến động từ 2,3 – 4,5 m2/ha, giá trị trung bình là 3,7 m2/ha; trữ

lượng M biến động từ 7 – 14,2 m3/ha, giá trị trung bình là 11,5 m3/ha.

3.1.4.2. Đặc điểm tầng cây bụi

Kết quảđiều tra vềđặc điểm của tầng cây bụi được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Đặc điểm tầng cây bụi Mắc rạc Cấp tuổi OTC Hvn (m) D1.3 (cm) 1 PS 01 3,6 2,3 PS 08 3,3 2,4 PS 13 3,3 2,4 PS 16 3,3 2,4 PS 02 3,4 2,5 PS 03 3,5 2,3 TB 3,4 2,4 2 PS 04 3,6 2,5 PS 06 3,8 2,8 PS 15 3,5 2,7 PS 20 3,7 2,8 PS 05 3,5 2,5 PS 07 3,9 2,7 PS 09 3,9 2,7 TB 3,7 2,7 3 PS 10 3,8 2,8 PS 11 3,9 2,9 PS 12 4 3 PS 14 4 3,1 PS 17 4,1 3,2 PS 18 3,9 2,7 PS 19 4 3,1 TB 4 3

Những dẫn liệu tại bảng 3.3 cho thấy:

Ở cấp tuổi 1: đường kính ngang ngực biến động từ 3,3 – 3,6 cm, giá trị trung bình là 3,4 cm; chiều cao cây biến động từ 2,3 – 2,5 m, giá trị trung bình là 2,4 m.

Ở cấp tuổi 2: đường kính ngang ngực biến động từ 3,5 – 3,9 cm, giá trị trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)