Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 30)

Nội dung 1: Tìm hiểu thực trạng một số đặc điểm rừng trồng Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 2: Nghiên cứu sinh khối rừng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 3: Nghiên cứu trữ lượng carbon của rừng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp phù hợp để quản lý, phát triển rừng cây Mắc rạc nhằm tăng lượng tích lũy carbon rừng trên các vùng núi đá vôi.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cơ s khoa hc

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu do ảnh hưởng của nó đến chu trình tuần hoàn Carbon. Rừng trao đổi Carbon với môi trường không khí qua quá trình quang hợp và hô hấp. Thông qua quá trình quang hợp, CO2 ngoài môi trường sẽđược cây rừng hấp thụ và chuyển thành năng lượng dưới dạng chất hyđratcacbon.

6n CO2 + 5n H2O => (C6H10O5)n + 6n O2

Hợp chất này tích luỹ trong các bộ phận của cây tạo ra sinh khối (Biomass). Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên cây). Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần. Mặt khác để có được số liệu hấp thụ Carbon, khả năng và động thái hấp thụ Carbon của rừng, chúng ta phải tính từ sinh khối của rừng. Chính vì vậy, việc điều tra sinh khối của cây là điều tra hấp thụ Carbon của rừng.

Các nhân tố cơ bản để đo đếm và ước tính sinh khối gồm có: cây gỗ trên mặt

đất, cây gỗ chết, thảm mục, rễ cây dưới mặt đất và carbon trong đất. Trong 5 bể

chứa carbon rừng thì bể chứa trên mặt đất là quan trọng nhất. Cây gỗ chết và thảm mục cũng có thểđo tính nhưng ở mức độ rút mẫu ít hơn. Đo tính sinh khối dưới mặt

đất (trong rễ cây) và carbon trong đất cũng có thể được tiến hành. Có phương pháp chặt hạ để đo đếm trực tiếp và phương pháp đánh giá nhanh RaCSA (ICRAF) mà không cần chặt hạ, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.

Xét trên thực tếđiều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu là trên núi đá vôi, địa hình khó khăn với dốc cao thằng đứng, rễ cây bám chặt vào tầng đá của núi đá vôi. Do đó trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, chúng ta sẽđi nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của cây Mắc rạc trong sinh khối trên mặt đất. Do Mắc rạc là cây gỗ

nhỏ, trong điều kiện mới gây trồng là cây bụi nên phương pháp nghiên cứu ta dùng

ở đây là chặt hạ để đo đếm trực tiếp, đảm bảo độ chính xác của dữ liệu thu thập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 30)