Xác định và xây dựng nguồn nhân lực cho KH&CN

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 51 - 52)

II. Một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường ứng dụng KH&CN vào quá trình

2. 1 Các giải pháp từ phía Chính phủ

2.3.1. Xác định và xây dựng nguồn nhân lực cho KH&CN

Để phát triển mạnh KH&CN và tăng cường ứng dụng KH&CN vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội thì đội ngũ nhân lực KH&CN là vấn đề then chốt. Để phát triển đội ngũ này, trước hết cần nhận dạng các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN. Đây là vấn

đề có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì có nhận dạng đúng, đầy đủ lực lượng này thì mới có thể

xác định được phương thức, cơ chế, chính sách quản lý, đầu tư và phát triển phù hợp với thế mạnh của từng lực lượng. Có thể nói, đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động KH&CN nước ta có thể phân ra 5 lực lượng sau: (1) Cán bộ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học; (2) Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư) làm việc trong các doanh nghiệp; (3) Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội

đam mê nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tham gia vào các hoạt động sáng kiến, cải tiến, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống; (4) Cán bộ quản lý các cấp (kể

CIEM, Trung tâm Thông tin – Tư liệu 52

cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách; (5) Trí thức người Việt ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trong 5 nhóm trên thì nhóm 1, 2 và 4 sẽ quyết định diện mạo KH&CN Việt Nam. Do đó, đối với nhóm 1, cần có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; nhóm 2, cần quan tâm về chính sách và các điều kiện (kể cả chế tài) đểđẩy mạnh đổi mới công nghệ; nhóm 4 cần

được tạo điều kiện phát huy năng lực nghiên cứu phục vụ quản lý.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cho KH&CN cần thực hiện một số biện pháp sau:

Mt là, nâng cao nhn thc v tm quan trng ca đội ngũ KH&CN: Quán triệt đến mọi cấp, mọi ngành quan điểm đội ngũ trí thức, KH&CN là tài sản quý của quốc gia và là nguồn lực góp phần quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước. Các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của đội ngũ này trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Hai là, đổi mi cơ chế qun lý nhân lc KH&CN nhm gii phóng tim năng, phát huy tính chủđộng, sáng to ca đội ngũ cán b KH&CN: Từng bước chuyển chế độ biên chế

sang chếđộ hợp đồng lao động đối với cán bộ KH&CN, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển cán bộ, hình thành thị trường lao động trong hoạt động KH&CN. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sựđối với các tổ chức KH&CN trong việc quyết định tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho thôi việc, xếp lương, khen thưởng và các chếđộđãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên.

Ba là, xây dng các chính sách sáng to động lc vt cht và tinh thn mnh m cho các cá nhân hot động KH&CN, trng dng và tôn vinh nhân tài KH&CN: Phát huy tinh

thần yêu nước, hoài bão và lòng say mê khoa học, tinh thần hợp tác nghiên cứu trong đội ngũ cán bộ KH&CN. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ dần chế độ phân phối bình quân, thực thi chếđộđài ngộ tương xứng với công hiến của các nhà KH&CN; không giới hạn mức thu nhập đối với cán bộ KH&CN, miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân từ

hoạt động KH&CN. Bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm khích lệ sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng rộng rãi. Ban hành chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích KH&CN có giá trị khoa học và thực tiễn cao; chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách sử dụng cán bộ KH&CN đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn khả năng chuyên môn, sức khoẻ và tâm huyết với nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)