Hạn chế trong việc phát triển thị trường KH&CN Việt Nam

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 40 - 41)

II. Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc ứng dụng KH&CN

1.3.Hạn chế trong việc phát triển thị trường KH&CN Việt Nam

1. Những hạn chế trong việc ứng dụng KH&CN

1.3.Hạn chế trong việc phát triển thị trường KH&CN Việt Nam

Thị trường KH&CN Việt Nam chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.

Không thể phủ nhận các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu tiếp nhận công nghệđể tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh nhưng họ cũng không dễ gì tiếp cận với thông tin chuẩn để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn đúng. Tình trạng đó, một phần do sự

phát triển của thị trường công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ cho nó vẫn chưa được như mong muốn. Một phần là do doanh nghiệp tìm hiểu thông tin chưa đầy đủ, chưa được tiếp cận từ

những nguồn thông tin chính thức. Ngoài ra, sự lựa chọn càng khó khăn khi doanh nghiệp thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đang được áp dụng trên thế giới. Rõ ràng là doanh nghiệp, dù quan tâm đến công nghệ nhưng do thị trường công nghệ còn thiếu trọng tài trung gian chuyên nghiệp nên khi có nhu cầu, doanh nghiệp lại phải tìm hướng đi riêng, mà trong đó tiềm ẩn không ít rủi ro.

Các giao dịch trên thị trường công nghệ còn nghèo nàn, thể hiện sự phát triển ở trình

độ thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào các giao dịch mua bán máy móc mà chưa tham gia vào các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao, như mua bán bản quyền sáng chế, hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Vài năm trở lại đây, khi nhắc đến thị trường công

CIEM, Trung tâm Thông tin – Tư liệu 41

nghệ, điều được cho là nổi bật nhất vẫn là việc các chợ công nghệ - thiết bị (Techmart)

được tổ chức ngày một nhiều hơn nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa khoa học và

đời sống. Sân chơi này đã thành công nhất định. Cụ thể theo thống kê từ năm 2000 đến 2009 đã có khoảng 4.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết với số tiền vào khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thị trường công nghệ không đơn giản chỉ là các “Techmart”, mà phần nhiều được quyết định bởi các dịch vụ hỗ trợ phía sau.

Có thể nói, trong khi nguồn cung công nghệ trong nước còn yếu và thiếu thì các dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, đánh giá công nghệ, sở hữu trí tuệ, đã hình thành nhưng phát triển chậm. Đến nay, cả nước chỉ có khoảng vài chục doanh nghiệp làm nhiệm vụ này và mới đáp ứng vào việc chuyển giao công nghệ nhập khẩu nước ngoài. Hiện tại các tổ

chức trung gian chuyển giao công nghệ chủ yếu hoạt động dịch vụ về thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ. Trong khi đó, có rất ít đơn vị chuyên về dịch vụ pháp lý, sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính đầu tưđổi mới công nghệ; các quỹđầu tư mạo hiểm, nhất là dịch vụ đánh giá – giám định công nghệ còn thiếu. Câu chuyện về nhiều nhà máy thép, xi măng, mía đường, dệt may, do sử dụng công nghệ cũ, tiêu tốn quá nhiều năng lượng nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh đang trở nên phổ biến.

Ngoài ra, thể chế về thông tin thị trường chưa phát triển chưa phát triển, hệ thống quản lý lưu trữ thông tin về kết quả công nghệ còn yếu; việc phổ biến và thông tin cho những đối tượng có liên quan đến công nghệ chưa được đẩy mạnh. Sự phát triển yếu kém của hệ thống tổ chức môi giới công nghệ, dịch vụ chuyển giao, đánh giá, thẩm định công nghệ và sở hữu trí tuệ là một trong những hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị

trường công nghệ hiện nay.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 40 - 41)