TRƯỜNG AXIT
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có tầm quan trọng đặc biệt trong từng quốc gia, trong tất cả các ngành kinh tế và đặc biệt trong ngành hóa chất – một trong các ngành gây ô nhiễm lớn nhất do tính độc, tính oxy hóa, tính cháy nổ của các hóa chất.
Mục tiêu của hóa học xanh là hướng tới sự phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững được định nghĩa là: sự phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau .
Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên ngày càng được con người
đặc biệt chú ý và ưa chuộng. Thành phần chính của tinh dầu gồm: monoterpenes, sesquiterpenes, phenol, rượu, xeton, ete / este, aldehyde, coumarin [34].
Trong những năm gần đây các nhà khoa học đang rất quan tâm nghiên cứu sử dụng các hợp chất ức chế ăn mòn được chiết tách từ tự nhiên và thân thiện với môi trường. Bởi vấn đề môi trường ngày càng quan trọng bởi không chỉ một quốc gia nào, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta cũng như thế hệ tương lai tiếp theo.
Thành phần của các tinh dầu thường là các hợp chất hữu cơ, trong phân tử của chúng bao gồm các nguyên tố N, S và O [15, 30].
Luận văn thạc sĩ Ph30 ạm Hoàng Long
– Phần không phân cực có kích thước lớn do liên kết của các nguyên tử C và H kị nước.
– Phần phân cực gồm các nhóm chức: SH– (mercapto), –NH2 (amin), OH– (hiđroxyl), –COOH (cacboxyl)… ưa nước.
Các nhóm phân cực này đính lên bề mặt kim loại ở dạng hấp phụ vật lý (hoặc hấp phụ hoá học) còn phần không phân cực nằm trên bề mặt che phủ các tâm hoạt động của kim loại, vì vậy có tác dụng làm ức chế quá trình ăn mòn kim loại. Các chất ức chế càng có hiệu quả nếu khả năng hấp phụ của chúng lên bề mặt càng lớn và càng bền chặt.
Sự hấp phụ của các hợp chất này có thể kìm hãm quá trình catot - gọi là chất ức chế catot hoặc kìm hãm quá trình anot - gọi là chất ức chế anot. Có trường hợp chất ức chế kìm hãm cả hai quá trình catot và anot gọi là chất ức chế hỗn hợp. Sự
tương tác này có thể là sự tương tác của các electron π trong các hợp chất có liên kết π, hay của các cặp electron tự do trong các hợp chất có chứa dị tố như nito, oxi, lưu huỳnh với các obitan d của kim loại [11, 32]. Sự ức chế các quá trình
điện hoá này đều làm giảm tốc độăn mòn kim loại.
Hiện tại, có nhiều nghiên cứu, báo cáo trên thế giới giới thiệu các sản phẩm tinh dầu chiết suất từ tự nhiên được dùng làm chất ức chếăn cho nhiều kim loại trong các môi trường khác nhau, như tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam, xoài, tiêu đen, củ
nghệ, xả, đước,…