0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phương pháp đúc chuyển nhựa RTM (Resin Transfer Moulding)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ HÓA HỌC ĐẾN CƠ TINH CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE ĐƯỢC GIA CƯỜNG BẰNG SỢI XƠ DỪA (Trang 34 -35 )

4.2.1.1. Giới thiệu:

RTM theo lý thuyết nghĩa là sự chuyển nhựa từ một hệ thống này đến một hệ thống khác trong khi gia công sản phẩm bằng cách đúc khuôn. Nó khắc phục được những khuyết điểm giữa phương pháp đắp tay đòi hỏi nhiều nhân công và phương pháp ép khuôn đòi hỏi nhiều chi phí. Phương pháp RTM có ba quá trình căn bản sau: (1) tạo nên những dạng preform và đặt chúng trong khuôn, (2) thấm nhựa vào các preform, và (3) đóng rắn cấu trúc composite trong khuôn. Một yêu cầu đối với các dạng preform là nó phải giữ được hình dạng trong suốt quá trình thấm nhựa. Các sợi khô có thể được trãi ra theo một hướng mong muốn và sau đó được dính lại với nhau bởi nhựa. Một vài nghiên cứu phát triển gần đây tập trung vào các dạng preform tết bím đối với phương pháp RTM. Quá trình thấm nhựa thường dùng bơm để bơm nhựa vào trong khuôn. Độ nhớt của nhựa phải đủ thấp để cho phép nhựa thấm được đều len lỏi vào giữa các vật liệu gia cường, và không đóng rắn nhanh để nhựa có đủ thời gian điền đầy khuôn. Cả nhựa polyester và epoxy đã được ứng dụng thành công trong phương pháp RTM. Quá trình đóng rắn được kèm theo nhiệt trước hoặc sau khi thấm nhựa. Thông thường bơm chân không được áp dụng đối với khuôn trong suốt quá trình thấm nhựa và đóng rắn để hỗ trợ dòng chảy của nhựa đồng thời để rút các bọt khí có trong nhựa [11].

Các ưu điểm của kỹ thuật RTM bao gồm [15]:

- Giá gia công để hoàn thiện sản phẩm tương đối thấp. - Tiết kiệm nhân công.

- Gia công trong khuôn kín nên hạn chế gây ô nhiễm môi trường. - Cơ tính sản phẩm cao do hạn chế được bọt khí.

- Sản phẩm đẹp, hai mặt bóng láng và không có đường cắt bavia. - Thời gian điền khuôn một sản phẩm nhanh.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ HÓA HỌC ĐẾN CƠ TINH CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE ĐƯỢC GIA CƯỜNG BẰNG SỢI XƠ DỪA (Trang 34 -35 )

×