Do composite là vật liệu được chế tạo nên từ hai hay nhiều thành phần khác nhau, nên quá trình chế tạo chúng và các kết cấu từ composite là sự kết hợp của rất nhiều quá trình công nghệ khác nhau. Đặc trưng chung của công nghệ chế tạo các kết cấu-sản phẩm từ composite nền nhựa gồm những thao tác cơ bản sau: chuẩn bị vật liệu nền và cốt (bao gồm cả việc kiểm tra chất lượng và tính chất của chúng xem có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật không, xử lý bề mặt các cốt sợi để tăng độ bền kết dính, loại bỏ các chất bẩn và tạp chất, sấy khô….), kết dính vật liệu nền và các cốt, tạo dáng kết cấu, làm đông rắn nhựa nền trong kết cấu composite, xử lý cơ khí sau cùng các sản phẩm và khâu cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra chất lượng.
Cho đến nay đã có rất nhiều quá trình sản xuất để chế tạo các kết cấu, chi tiết từ composite nền nhựa với những hình dạng, cấu trúc và mục đích sử dụng khác nhau. Với mỗi quá trình công nghệ có những nét đặc trưng riêng, những ưu điểm và nhược điểm cũng như những khả năng tạo các kết cấu, chi tiết từ composite ở mức hạn chế (nhiệt độ, áp lực, tốc độ tạo hình dáng,…). Những giới hạn của các phương
pháp công nghệ, một mặt là do khả năng có hạn của phương pháp công nghệ mà chúng ta đã chọn, mặt khác cũng do những hạn chế của máy móc, trang thiết bị.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phổ biến để gia công vật liệu composite tùy theo yêu cầu sử dụng như phương pháp đắp tay (hand-lay up), phương pháp RTM (Resin Transfer Moulding), phương pháp phun (spray up). Bảng sau đây sẽ trình bày một số ưu nhược điểm của một số phương pháp gia công composite.
Quá trình công nghệ Ưu điểm Nhược điểm
1. Phương pháp đắp tay
- Tạo được sản phẩm lớn có kết cấu phức tạp.
- Điều khiển được hàm lượng và chiều định hướng của sợi.
- Giá thành khuôn và sản phẩm thấp.
- Tốn chi phí nhân công. - Kỹ năng, kinh nghiệm của người công nhân phải cao.
- Ô nhiễm môi trường do gia công khuôn hở.
2. Phương pháp RTM
- Gia công khuôn kín nên hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm đẹp, không có đường cắt bavia.
- Thời gian điền một khuôn sản phẩm nhanh.
- Chi phí khuôn cao.
- Muốn tăng năng suất phải gia nhiệt và dùng nhiêu khuôn.
- Cần điều chỉnh tỉ lệ xúc tác chính xác.
3. Phương pháp phun
- Nhựa dùng trong phương pháp này là nhựa dùng cho mục đích thông thường.
- Lớp nhựa dẻo có khả năng chịu thời tiết tốt, chịu va đập mài mòn. - Ít phải dùng con lăn để khử khí.
- Nhựa dùng trong kỹ thuật này phải cho vào các chất phụ gia tăng độ bám dính.
- Vấn đề kết dính bề mặt khó khăn.
- Kích thước của lớp nhựa dẻo không chính xác, bề dày khác nhau.
Bảng 4.1 Bảng ưu-nhược điểm của một số phương pháp gia công composite thông dụng Nguồn ([16]).