THỰC DỤNG TRONG LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY 3.1. Một số định hƣớng chung để xây dụng lối sống cho thanh niên hiện nay
Thanh niên Việt Nam chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ cấu dân số, là lực lượng luôn có những đóng góp quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước từ khi được thành lập Đoàn đến nay. Ngày 26/3/1931 Đoàn Thanh niên Cộng Sản Đông Dương được thành lập và đến ngày nay là Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Đảng và Nhà nước. Trải qua các thời kì, các giai đoạn khác nhau Đảng và Nhà nước ta đều có những chiến lược lãnh đạo và dẫn dắt khác nhau.
Trong giai đoạn từ 1930 - 1975 thì đây là thời kì đất nước có chiến tranh nên Đảng ta tập trung vào việc giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên. Còn từ 1975 trở đi thì nước ta bước vào thời kì đổi mới, xây dựng đất nước nên công tác thanh niên tập trung vào việc xây dựng lối sống cho thanh niên.
Nhìn chung thanh niên nước ta hiện nay có lòng yêu nước nồng nàn , luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển đất nước của các thế lực thù địch, phản động; quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công tác, mong muốn đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, không thua kém các nước trên thế giới, được cống hiến nhiều nhất cho cuộc chấn hưng đất nước… Đa số thanh niên nước ta hiện nay có phẩm chất tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội,
44
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào, hoạt động đoàn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, sống có tình nghĩa trở thành xu hướng chủ đạo lôi cuốn và thu hút giới trẻ. Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người hữu ích; không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, bất bình trước những sai phạm của cán bộ, Đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Phần lớn thanh niên hiện nay có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay cũng còn không ít thanh niên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận thanh niên lười lao động, lười học tập, ngại khó, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phương, đơn vị, không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội, có những thanh niên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên còn lệch lạc, đề cao hưởng thụ, lối sống thực dụng, ích kỉ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức; lười học tập, lao động, không giám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, ích kỉ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nước; một số thanh niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
45
Đứng trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đề ra các định hướng để xây dựng lối sống cho thanh niên qua từng thời kì. Mà chủ yếu là thời kì hiện nay. Tại nghị quyết số 25 - NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đưa ra một số giải pháp, định hướng xây dựng lối sống của thanh niên như sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.
Thứ tư: Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát triển toàn diện.
Thứ năm: Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ sáu: Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Thứ bảy: Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy tiềm lực của thanh niên.
Thứ tám: Phát huy sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thanh niên trong học tập, lao động và cuộc sống; không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện
46
nhân cách, trở thành công dân hữu ích, thành viên tốt trong gia đình, tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Thứ chín: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên.
Ngoài ra để giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống đạt được kết quả tích cực hơn trong thời gian tới, Đoàn thanh niên cũng đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện những tiêu chí cụ thể để rèn luyện trong từng đối tượng đoàn viên, thanh niên và xem đây là công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi người.
Thứ hai: Tăng cường quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, phổ biến kiến thức về pháp luật, lý luận chính trị, kiến thức và các kỹ năng xã hội cho đoàn viên, thanh thiếu niên.
Thứ ba: Thường xuyên phát hiện người tốt, việc tốt, nêu gương điển hình, xây dựng và nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, lấy “xây” để “chống”, làm cho các giá trị tốt đẹp có sức lan tỏa trong cộng đồng thanh niên. Phát huy hiệu quả của hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn cũng như của các đơn vị khác để làm tốt hơn công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên.
Thứ tư: Bản thân tổ chức Đoàn cần tự đổi mới mình làm cho phong trào của Đoàn có sức hấp dẫn hơn đối với thanh niên, qua đó, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, đưa thanh niên vào tổ chức Đoàn, tổ chức Hội và các phong trào, hoạt động của đoàn, Hội, xem đây là môi trường để giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên. Thực tiễn cho thấy, giáo dục Đoàn viên thanh niên thông qua các phong trào lớn và hành động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực và bền vững.
47
Như vậy, trong thời kì đổi mới, Đảng, Nhà nước và Đoàn, Hội thanh niên đã nỗ lực đưa đường lối, chính sách của mình vào cuộc sống và đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển thế hệ thanh niên Việt Nam mới với những thế mạnh và ưu điểm căn bản. Việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp, định hướng do Đảng, Nhà nước và Đoàn, Hội thanh niên đề ra sẽ góp phần xây dựng lối sống tích cực cho thanh niên Việt Nam hiện nay.