Tình hình kinh tế xã hội trên thế giớ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa thực dụng và tác động của nó đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Thế giới đang bước vào quá trình hội nhập diễn biến vô cùng phức tạp, các điểm nóng, xung đột về chính trị, mâu thuẫn về kinh tế, tôn giáo diễn ra khắp mọi nơi, đe dọa đến nền hòa bình và sự ổn định của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì đối thoại, hợp tác vẫn là một xu thế chủ đạo của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Cùng với những phát minh có tầm quan trọng hết sức ý nghĩa đối với sự phát triển của xã hội, thế giới không ngừng sáng tạo, thay đổi và phát triển một cách mạnh mẽ. Những thành công trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, điện tử, viễn thông, năng lượng… đã đem lại lợi ích to lớn cho toàn nhân loại.Đặc biệt làsự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo ra năng suất lao động vô cùng to lớn, tạo ra một lực lượng của cải vô cùng nhiều. Lúc này trong xã hội khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đồng thời nền kinh tế tri thức đang dần trở thành nền kinh tế chủ đạo, giữ vai trò chủ đạo trong việc làm thay đổi bộ mặt của thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của mọi quốc gia, nhất là sự phân công lao động và sự chuyên môn hóa làm thay đổi nghành nghề sâu sắc. Sự phát triển của các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự liên kết, phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau. Với tình hình quốc tế như vậy, chúng ta cũng nhận rõ tốc độ vận động ngày càng cao của các luồng thông tin kinh tế, của các dòng vốn và dòng sản phẩm tạo ra sức ép rất lớn theo hướng hạ thấp hoặc gỡ bỏ những rào cản kinh tế của mỗi

23

quốc gia. Mối quan hệ qua lại giữa tốc độ và xu hướng tự do hóa kinh tế đặt ra yêu cầu phải thay đổi hàng loạt các thể chế, cách ứng xử trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, đồng thời cuộc cách mạng công nghệ đã xâm nhập và phát huy tác động trong tất cả các lĩnh vực đời sống, rút ngắn thời gian, thu hẹp không gian và xóa dần ranh giới địa lý, quốc gia. Điều đó đã chứng minh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và trên thực tế nó đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên cả hai cấp độ là khu vực hóa và toàn cầu hóa. Hiện nay, trên thế giới ngoài các tổ chức lớn có phạm vi toàn cầu như Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới … còn có trên 15.000 tổ chức ở khu vực, sự liên kết này tạo ra môi trường thuận lợi, thuận tiện trong lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa để chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay các tổ chức hợp tác phát triển kinh tế được hình thành khắp mọi nơi trên thế giới, một nước có thể là thành viên của nhiều nước, ví dụ như nước ta vừa tham gia vào tổ chức kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, vừa là thành viên của các tổ chức mậu dịch tự do ASEAN … Giờ đây WTO (Tổ chức thương mại thế giới) là tổ chức kinh tế lớn nhất với 145 thành viên và được xem là một liên hiệp quốc tế về kinh tế, chiếm 95% tổng kim nghạch xuất khẩu toàn thế giới. Đây là bước tiến mà nhân loại đạt được trong một thời gian ngắn mà chỉ vài thập kỉ trước con người chưa giám mơ tới.

Tóm lại, trước sự tác động ngày càng lớn mạnh của kinh tế, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của thời đại đã tác động tới mọi lĩnh vực của con người. Trong đó, lối sống, đạo đức, nhân cách của con người đang bị ảnh hưởng rất lớn.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa thực dụng và tác động của nó đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)