Nhu cầu đổi mới thực hiện chính sách dân tộc Kiên Giang

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 55 - 59)

Việc đổi mới thực hiện chính sách dân tộc Kiên Giang được đặt ra bởi các nhu cầu bức thiết sau đây:

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc để tạo nên sự chuyển biến toàn diện về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tất cả các mặt này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề

cùng nhau phát triển. Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao trình độ văn hóa giữa các dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ngược lại chính trị - xã hội có ổn định thì kinh tế, văn hóa mới có thể phát triển vững chắc. Vì vậy, phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa nhằm đảm bảo mục tiêu: Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dất nước ở địa bàn tỉnh Kiên Giang là nhiệm vụ bao trùm. Thực chất của việc đổi mới là phải xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, gìn giữ làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc để khơi dậy phong trào quần chúng sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó đồng bào dân tộc tự vươn lên bằng sự nỗ lực của chính mình; đồng thời củng cố đoàn kết hợp tác giữa các dân tộc sống chung trên địa bàn để cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Đó chính là trách nhiệm, nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò quản lý của nhà nước với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc. Hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần được củng cố tăng cường, mạng lưới tổ chức cơ sở được điều chỉnh sắp xếp theo địa bàn tổ nhân dân tự quản, động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu có uy tín ở địa phương (đặc biệt là các sư sãi dân tộc Khơ-me).

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc để đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đây là nội dung cụ thể về công tác cán bộ dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc. Một mặt các cấp lãnh đạo tỉnh dành sự ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đối với cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, trong đó đặc biệt là ở cấp cơ sở.

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc còn do nhu cầu bức thiết nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống mọi biểu hiện kỳ thị chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi; khắc phục tư tưởng tự ti dân tộc, mặc cảm của dân tộc bộc lộ và nảy sinh. Trong quá trình mở rộng giao lưu giao tiếp, quan hệ giữa các dân tộc với nhau trong nước, trong khu vực, gắn liền với đó là xây dựng củng cố khối đại đoàn kết giữa dân tộc thiểu số với các dân tộc khác, phát huy tính tự lực, tự cường, tự vươn lên đoàn kết với các dân tộc anh em, nêu cao tinh thần yêu nước của các dân tộc Việt Nam.

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc để gắn kết tốt hơn việc thực hiện chính sách dân tộc với thực hiện chính sách tôn giáo; vì tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc Khơ-me có quan hệ với tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo, Tiểu thiểu). Do đó, chính sách đại đoàn kết toàn dân luôn luôn được đề cao, công tác dân tộc và công tác tôn giáo đồng thời được tăng cường. Giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của các tôn giáo; kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo làm trái pháp luật. Từ đó đồng bào dân tộc có tôn giáo tích cực thực hiện các nghị quyết, chương trình của các cấp lãnh đạo tỉnh. (Mặt trận Tổ quốc tỉnh kết hợp Ban tôn giáo tỉnh). Về công tác dân tộc và tôn giáo; đồng bào dân tộc Khơ-me yên tâm lao động sản xuất, cuộc sống của họ ngày càng ổn định, cùng với những nỗ lực và tiến bộ trong công tác dân vận sẽ góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, sức sáng tạo của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Khơ-me nói riêng, là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Kiên Giang ngày càng giàu đẹp hơn.

Có thể nói, đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở Kiên Giang, nhằm tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; đồng thời cần đề cao cảnh giác trước âm mưu

thủ đoạn của kẻ thù về phá hoại tình đoàn kết giữa các dân tộc cùng nhau xây dựng cuộc sống hòa bình độc lập tự do hạnh phúc.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay (Trang 55 - 59)