3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc nâng cao vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
* Đảng, Nhà nước ta có 5 hướng chỉ đạo về việc nâng cao vai trò giai cấp công nhân:
1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
3- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
4- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh.
3.2. Một số giải pháp về việc nâng cao vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3.2.1. Giải pháp dành cho Đảng – Nhà nước:
Để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên thực tế có rất nhiều giải pháp. Dưới đây là một số giải pháp dành cho Đảng, Nhà nước :
Một là, cần phải cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về giai
cấp công nhân, nhanh chóng đưa Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X "Về việc tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", đặc biệt là những quan điểm, những quyết sách của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về "Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” vào cuộc sống. Phải sử dụng tổng hợp các biện pháp thực sự đưa nghị quyết của Trung ương Đảng vào cuộc sống, phải làm cho giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng và những người lao động Việt Nam nói chung cảm nhận được những thay đổi tích cực khi thực hiện Nghị quyết của Đảng trong đời sống thực tế.
Hai là, Đảng và Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã
được thể hiện trong nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Trước mắt, cần giải quyết những bức xúc hiện nay đối với công nhân như: Nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
Ba là, quan tâm lãnh đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan trực
tiếp tới người lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội. Việc sửa đổi, bổ sung các luật trên vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa phải tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn năng động, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, thực sự trở thành người đại diện tin cậy, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - đối tượng yếu thế nhất trong quan hệ lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ người lao động, yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng "Phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay nghề, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước". Muốn vậy, cần triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân. Theo xu hướng mới hiện nay, chất lượng giai cấp công nhân có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Tăng nhanh số lượng tỷ lệ công nhân là công nhân trí thức trong các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ xã hội, dịch vụ công nghiệp, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, v.v..
Bốn là, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực
hiện quy chế dân chủ; tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Các cấp chính quyền tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thêm hướng gắn với phát triển các khu đô thị mới, trong đó chú trọng xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe, nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho công nhân và nhân dân. Trong từng doanh nghiệp phải có quy hoạch bố trí quỹ đất để xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa cho công
Năm là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai
cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp. Muốn vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng với hoạt động của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lan rộng, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và công đoàn. Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hoá lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sáu là, vấn đề cấp bách hiện nay là phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố
các đoàn thể quần chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay. Để làm được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn. Vì sao Đảng của giai cấp công nhân, Công đoàn của công nhân, Đoàn Thanh niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ công nhân, nhưng một bộ phận công nhân chưa thiết tha vào Đảng, vào Đoàn, chưa hoàn toàn xem công đoàn là tổ chức của họ. Thực tế cho thấy công tác xây dựng đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu cầu của sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị, nghị quyết mà nên có những văn bản pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể. Đảng ta là Đảng cầm quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên phải được hình thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.
Với niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chúng ta tin tưởng rằng với việc quán triệt vận dụng thành công những quan điểm cơ bản của Đảng xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới sẽ cho phép chúng ta nhìn thấy giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu khác :
- Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vị trí vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.
Giai cấp công nhân không chỉ có vai trò quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nó lại càng có vị trí vai trò quan trọng hơn. Không có giai cấp công nhân lớn mạnh thì sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá của nước ta khó thành công được. Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh tức là góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đó là một trong những công việc cốt yếu đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, rất đáng tiếc là trong tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp không ít người đã tỏ ra không còn kiên định lập trường giai cấp công nhân, thậm chí phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nhiều cấp uỷ và lãnh đạo các cấp chính quyền, các đoàn thể quần chúng còn coi nhẹ vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, không quan tâm đến việc xây dựng giai cấp công nhân. Bản thân giai cấp công nhân cũng chỉ quan tâm đến những vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống, nhà ở…mà rất ít quan tâm đến vấn đề chính trị xã hội.
Tình hình đó cho thấy việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vị trí vai trò của giai cấp công nhân là một giải pháp quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân ở nước ta.