Hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Một phần của tài liệu Vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (Trang 30 - 32)

nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Trong điều kiện mới hiện nay bên cạnh những thành tựu thì giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, đó là:

Thứ nhất: Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số

lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế. Có thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2009, trình độ chuyên môn của công nhân Việt Nam tại các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế còn khá khiêm tốn, cụ thể: 57,08% lao động phổ thông, 26,97% là lao động có trình độ chuyên môn từ sơ cấp học nghề trở lên, 6,26% công nhân có trình độ trung cấp và 10,09% tỷ lệ công nhân có trình độ đại học, cao đẳng. Còn theo số liệu thống kê từ cuộc điều tra khảo sát về "tiền lương thu nhập của người lao động trong các khu công nghiệp" do Viện Công nhân Công đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tiến hành năm 2010 cho thấy trình độ chất lượng công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước vẫn còn rất hạn chế. Cụ thể theo điều tra, công nhân có 10,5% trình độ tiểu học; 43,7% trình độ, trung học cơ sở 45,5% có trình độ tiểu học phổ thông, đặc biệt vẫn còn 0,28% người lao động không biết chữ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, lao động của ta chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua đào tạo nghề. Có tới 75% lao động chưa qua học nghề tại các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp, trong số này có khoảng 94% người được đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc của mình. Chỉ có 9,5% công nhân lao động kỹ thuật, 3,7% công nhân có trình độ trung cấp, 3% cao đẳng và 5,6% có trình độ đại học. Nếu tính chung số công nhân được đào tạo nghề (cả ở các cơ sở và doanh nghiệp) thì tỷ lệ công nhân lao động bậc cao là rất ít. Số công nhân bậc 4 chiếm 8,4% và bậc 6-7 chỉ chiếm 3,2%.

nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường.

Thứ hai: Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp

công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, tỷ lệ công nhân là đảng viên trong tổng số đảng viên của Đảng những năm gần đây đang giảm dần là một xu hướng rất đáng lo ngại. Do công tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng rất thấp. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước mới có 1,2% số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chi bộ đảng, với số đảng viên chỉ bằng 0,84% tổng số đảng viên của cả nước. Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, tỉ lệ đảng viên là công nhân trong số đảng viên mới kết nạp chưa năm nào vượt quá 10%. - Tuy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống của đội ngũ công nhân trong các thành phần ngày càng được cải thiện, những lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008 cho thấy hiện ở nước ta còn có 14,7% công nhân trong tình trạng thường xuyên không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, 51,7% công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 35,6% công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân phải đi thuê nhà ở trọ10. Đặc biệt, sự an toàn đối với người lao động chưa được bảo đảm. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2005-2010, cả nước đã xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn lao động dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Riêng năm 2010, xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động, trong đó có 554 vụ tai nạn lao động chết người. Tổng số người bị nạn là 5.307 người, trong đó có 600 người chết, 1.260 người bị thương nặng. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 137,5 tỷ đồng; số ngày nghỉ do tai nạn lao động cũng lên đến 75.454 ngày.

Thứ ba: Theo guồng quay của nền kinh tế thị trường, người công nhân ngày càng

chịu nhiều áp lực hơn. Công việc khiến họ không còn có thời gian để quan tâm nhiều tới đời sống tinh thần, chính trị xã hội. Nếu những công nhân trí thức làm quản lý, làm chủ doanh nghiệp có mức thu nhập cao có điều kiện để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, các dịch vụ giải trí thì những công nhân lao động phổ thông với mức lương thấp phải làm thêm mới đủ sống dường như không có điều kiện. Tại Việt Nam hiện nay theo số liệu thống kê, tỷ lệ công nhân tập trung đông nhất là ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một thực tế đặt ra là hầu hết họ là những công nhân từ các tỉnh lẻ lên làm thuê với mức lương thấp mà chi phí cho cuộc sống ở hai

thành phố này rất đắt đỏ do lượng người tập trung đông. Với mức lương từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng rất khó khăn trong việc duy trì một cuộc sống vật chất tối thiểu của mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (Trang 30 - 32)