0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Một số nghiên cứu sử dụng statin trong điều trị vảy nến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CỦA SIMVASTATIN TRÊN BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG (FULL TEXT) (Trang 53 -55 )

điều trị vảy nến thông qua những tác động điều hòa miễn dịch kháng viêm. Chẳng hạn, statin điều hòa xuống các phân tử kết dính nhƣ LFA-1 (là mục tiêu điều trị của efalizumab). Statin cũng ức chế sản xuất các cytokine viêm nhƣ TNF-α (là mục tiêu điều trị của infliximab, entanercept, adalimumab). Hơn nữa, statin ức chế sản xuất IL-17 (là mục tiêu điều trị của thuốc mới hiện đang trong thử nghiệm lâm sàng pha 3). Cuối cùng, statin ức chế sự hoạt hóa và di chuyển của tế bào Th-1, đây là tế bào đóng vai trò chính trong sinh bệnh học vảy nến [93]. Xem xét tính an toàn và chi phí - hiệu quả của statin, cho thấy cần thiết phải nghiên cứu giả thuyết statin đóng vai trò kép trong vảy nến, vừa phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch thông qua tác dụng hạ lipid máu vừa điều trị vảy nến thông qua đặc tính điều hòa miễn dịch kháng viêm.

Trên y văn, chúng tôi thấy có một số báo cáo về sử dụng statin điều trị vảy nến. Một nghiên cứu ở Nga sử dụng simvatatin đơn trị [20] trong khi một nghiên cứu ở Iran sử dụng simvastatin kết hợp một corticosteroid bôi tại chỗ [22] để điều trị vảy nến mảng. Cả 2 nghiên cứu đều cho kết quả khả quan nhƣng không đánh giá sự thay đổi chỉ số lipid. Tuy nhiên một nghiên cứu ở Đức lại không thấy hiệu quả điều trị vảy nến của simvastatin, có lẽ do cỡ mẫu nhỏ [94].

Một nghiên cứu khác cũng tiến hành tại Nga đánh giá hiệu quả và tính an toàn của artovastatin trong điều trị 63 bệnh nhân vảy nến có tăng huyết áp. Các chỉ số lâm sàng (PASI, DLQI, PDI và SF 36) và cận lâm sàng (IL 10, TNF, hsCRP, rc TNF, LFA 1) đƣợc đánh giá trƣớc điều trị và 6 tháng sau điều trị. Kết quả cho thấy atorvastatin có hiệu quả và an toàn trong điều trị vảy nến kèm tăng huyết áp [21].

Ở một phƣơng diện khác, có một báo cáo trƣờng hợp bùng phát vảy nến bởi statin [95]. Một nghiên cứu cho thấy lovastatin đƣờng uống không có hiệu quả trên diễn tiến vảy nến ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu,

nhƣng có thể gây hồng ban nhiễm độc. Lovastatin bôi gây tăng sản thƣợng bì, hồng ban, tróc vảy, và tăng tổng hợp DNA ở chuột đực không lông [96].

Tóm lại, hiệu quả của statin trong điều trị vảy nến cần đƣợc nghiên cứu nhiều và chặt chẽ hơn nữa.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CỦA SIMVASTATIN TRÊN BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG (FULL TEXT) (Trang 53 -55 )

×