Phương pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thế, thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng hình thành cây hom phay (duabanga grandis flora roxb ex DC) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước.

PHẦN 4

KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Phay

Kết quả về ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ sống của hom cây Phay ở các định kỳ theo dõi của các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1:

Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Phay ở các công thức thí nghiệm

Công thức thí nghiệm

Số

hom TN

Tỉ lệ hom sống ởđịnh kỳ theo dõi

20 ngày 40 ngày 60 ngày

Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) CT 1: IBA 300ppm 90 43 47,78 39 43,33 38 42,22 CT 2: IBA 450ppm 90 54 60,00 51 56,67 51 56,67 CT 3: IBA 600ppm 90 72 80,00 70 77,78 70 77,78 CT 4: IBA 750ppm 90 87 96,67 86 95,56 86 95,56 CT 5: IBA 900ppm 90 72 80,00 70 77,78 69 76,67 CT 6: Không thuốc 90 20 22,22 13 14,44 11 12,22

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

Từ bảng 4.1 và hình 4.1, ta thấy: Tỷ lệ hom sống ở mỗi công thức thí nghiệm sau khi giâm hom đều đã giảm dần theo thời gian. Kết quả cho từng công thức cụ thể như sau: Công thức 1 (300ppm) cho tỷ lệ sống: 20 ngày là 47,78%; 40 ngày là 43,33 % và 60 ngày là 42,22 %.

Hình 4.1: T l sng ca hom Phay các công thc thí nghim

Công thức 2 (450ppm) cho tỷ lệ sống: 20 ngày là 60%; 40 ngày và 60 ngày là 56,67 %.

Công thức 3 (600ppm) cho tỷ lệ sống: 20 ngày là 80%; 40 ngày và 60 ngày là 77,78 %.

Công thức 4 (750ppm) cho tỷ lệ sống cao nhất: 20 ngày là 96,67 %; 40 ngày và 60 ngày là 95,56 %.

Công thức 4 (900ppm) cho tỷ lệ sống: 20 ngày là 80 %; 40 ngày là 77,78% và 60 ngày là 76,67 %.

Công thức đối chứng không thuốc cho tỷ lệ sống thấp nhất: 20 ngày là 22,22 %; 40 ngày là 14,44 % và 60 ngày là 12,22 %.

Như vậy từ kết quả trên ta thấy rằng việc sử dụng chất kích thích ra rễ cho giâm hom cây Phay cho tỷ lệ sống cao hơn ở tất cả các công thức so với không dùng chất kích thích. Và việc dùng thuốc với các nồng độ khác nhau

cũng cho kết quả khác nhau, bước đầu có thể nhận thấy rằng dùng thuốc IBA ở nồng độ 750ppm cho kết quả về tỉ lệ sống cao nhất, công thức IBA ở nồng độ 300ppm cho tỉ lệ sống thấp nhất.

Kết quả được sắp xếp theo tứ tự như sau:

CT 4: IBA 750ppm ( 95,56%) > CT 3: IBA 600ppm (77,78%) > CT 5: IBA 900ppm (76,67%) > CT 2: IBA 450ppm (56,67%) > CT 1: IBA 300ppm (42,22%) > CT 6: Không thuốc (12,12%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thế, thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng hình thành cây hom phay (duabanga grandis flora roxb ex DC) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)