Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thế, thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng hình thành cây hom phay (duabanga grandis flora roxb ex DC) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 29)

Những năm 1983-1984, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom được tiến hành tại Viện Lâm Nghiệp (nay là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam), đối tượng nghiên cứu ở đây là các cây lâm nghiệp như Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn (Nguyễn Ngọc Tân, 1983; Phạm Văn Tuấn, 1984), nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm môi trường và xử lí các chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ sống và ra rễ của hom giâm[4].

Trong những năm 1990 trở lại đây,công nghệ sản xuất cây giống bằng mô hom phục vụ trồng rừng được Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Từ những kết quả ban đầu của những khu rừng trồng bạch đàn, keo lai bằng mô hom cho thấy chất lượng rừng trồng đã được cải thiện, năng suất rừng tăng lên đáng kể, từ đó cây trồng rừng bằng mô hom đã dần dần thay thế cây trồng rừng bằng hạt ở nhiều nơi trong cả nước.

Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là một việc thiết thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho công tác trồng rừng.

Trong kĩ thuật giâm cành trên thế giới người ta sử dụng nhiều nền giâm hom khác nhau tùy thuộc vào điều kiện giâm, khí hậu từng vùng, từng quốc gia, thời vụ giâm, giống đem giâm và loại cành[13].

Những nền giâm hay còn gọi là giá thể hiện nay được sử dụng nhiều như: cát thô, than bùn, sơ dừa, đất, các chất vô cơ như Vanli calete (hợp chất chưa Mica), peclite (đá chân trâu), dung nhan phun thạch núi lửa… Nếu chỉ giâm cho hom ra rễ mới chuyển hom giâm vào bầu thì giá thể thường là cát thô, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu thì giá thể thường là mùn cưa để mục, sơ dừa băm nhỏ đặt vào vườn ươm.

Những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của giá thể đến hom giâm Ví dụ: Ảnh hưởng của giá thế đến khả năng ra rễ của hom xoan với các loại giá thể như: Cát sông, 50%+50% đất tầng mầu, 20% cát + 50% đất + 30% than chấu, 70% đất+ 30% hỗn hợp ruột bầu và 100% đất bầu thì khả năng ra rễ lần lượt là 39.26%, 52.59%, 52.59%, 57.04%, 39.26%[4].

Với Phi lao (C.equi Seaifolia) tỷ lệ ra rễ ở các tháng như sau [1].

Bảng 2.1: Thời gian và tỷ lệ ra rễ của hom Phi lao

Thời gian Thời gian ra rễ (ngày) Tỷ lệ ra rễ

Tháng 11/1991 35 63,6%

Tháng 01/1992 57 65,5%

Tháng 3/1992 27 92%

Bảng 2.2: Thí nghiệm với Bạch đàn trắng tại Đông Nam bộ cho kết quả Thời gian giâm hom Tỷ lệ ra rễ % Thời gian giâm hom Tỷ lệ ra

rễ %

Tháng 11/1991 49,5 Tháng 5/1992 67,0

Tháng 12/1991 13,7 Tháng 6/1992 72,7

Tháng 01/1992 26,0 Tháng 7/1997 76,7

Tháng 02/1992 27,9 Tháng 8/1992 14,8

Như vậy, với Bạch đàn ở Đông Nam bộ thời kỳ giâm hom thích hợp từ tháng 5 đến tháng 7. Nhìn chung trong điều kiện khí hậu Việt Nam thời kỳ giâm hom thích hợp là các tháng xuân, hè, thu.

Như vậy cùng một loài cây, các điều kiện như nhau nhưng giá thế khác nhau thì khả năng ra rễ của hom giâm là khác nhau.

Các chất điều hòa sinh trưởng cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm.Trong đó Auxin được sử dụng nhiều nhất và Auxin được chia làm hai nhóm là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp.

Auxin tự nhiên được biết đến như Axit Indol Axete(IAA).

Các loại Auxin tổng hợp như: Axit Indol Butylic(IBA), Axit Indol propionicv(IPA) và Axit napthalen axetic( NAA), các chất được dùng chủ yếu hiện nay là thích ứng với một loại chất kích thích, nồng độ kích thích, thời gian sử lí thuốc và phương pháp sử lí hom cũng khác nhau.

Loại thuốc kích thích ra rễ khác nhau, có tác dụng khác nhau đến sự hình thành rễ của hom. Hom cây Mỡ 1 tuổi xử lí bằng IAA,IBA, NAA nồng độ 50ppm trong 3 giờ thì có tỉ lệ ra rễ lần lượt là 74,1%, 93,8%, 53,3% [5].

Về thời gian xử lí thuốc thì cùng một loại thuốc, nồng độ nhưng thời gian xử lí thuốc là khác nhau thì cho các kết quả khác nhau. Ví dụ: Hom Mỡ xử lý bằng IAA nồng độ 100ppm với thời gian 3; 5; 8; 16 giờ thì có tỉ lệ ra rễ tương ứng là 74%, 81,3%, 73% và 55,7%[5].

Khi xử lí hom bằng thuốc kích thích chúng ta cũng cần chú ý đến nồng độ và nhiệt độ không khí vì chúng cũng có mối quan hệ với nhau.

Ngoài ra một số nghiên cứu thực nghiệm hiện nay về ảnh hưởng của các yếu tố nội tại (loại hom, kích thước hom, tuổi hom…) đến khả năng ra rễ của hom cây rừng.

Nguyễn Huy Sơn, Nghiên cứu chọn và nhân giống quế có năng xuất tinh dầu cao, Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi cây lấy hom càng trẻ thì tỷ lệ ra rễ càng cao, hom lấy từ cây quế 1 năm tuổi thì tỉ lệ ra rễ đến 98,6%, nhưng hom lấy từ cây 13 năm tuổi thí nghiệm trong công thức thuốc và thời vụ tốt nhất cũng chỉ có tỉ lệ ra rễ được 15,5%, hom của cây 15 tuổi chỉ ra rễ được 4,3% [12].

Cùng một loại thuốc kích thích nhưng ở các loại nồng độ khác nhau thì khả năng ra rễ của hom cũng khác nhau, nồng độ xử lí quá thấp không có tác dụng phân hóa tế bào để hình thành rễ, nồng độ quá cao sẽ làm cho hom bị thối rữa trước khi ra rễ. Ví dụ: Hom cây xoan xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau 0,25% 0,5% 0,75% 1,0% 1,25% 1,5% có tỉ lệ ra rễ khác nhau lần lượt là: 37,78%, 39,26%, 57,78%, 30,37%, 22,22%, 18,52%[11].

Thảo luận, từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu, tại Việt Nam chưa có công bố nào về nhân giống bằng hom cho cây Phay. Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và thuốc kích thích

ra rễ IBA đến khả năng hình thành cây hom Phay (Duabanga grandis flora

Roxb.ex DC) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thế, thuốc kích thích ra rễ IBA đến khả năng hình thành cây hom phay (duabanga grandis flora roxb ex DC) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)