-Tỉ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ Năm 2005 2006 2007 2008

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình (Trang 27 - 32)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nọ 0% 0,25% 0,18% 1,36% 1,3%

Bảng 16:tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua các năm

Thông qua sự phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng như phần trên chúng ta đã phần nào thấy được chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng.Nhưng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách rõ ràng hơn ta phải dựa vào một số chỉ tiêu nữa.

Xét chỉ tiêu lợi nhuận: xem ở bảng 10 ta thấy Ngoài năm 2005 ( mới thành lâp)là Quỹ tín dụng có lợi nhuận âm.Còn từ năm 2006 trở đi năm nào Quỹ tín dụng cũng có lợi nhuận và năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2008 lợi nhuận thấp hơn năm 2007).Năm 2009 lợi nhuận tăng 67,6% so với năm 2008.Năm 2007 lợi nhuận tăng 486,3%.Đ iều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng ngày càng được nâng cao lên.

Năm Thu lãi từ cho vay

2006 756.420.200

2007 1.262.498.650

2008 1.542.939.920

2009 1.972.892.275

Đơn vị:đồng

Bảng 17: Thu lãi từ cho vay giai đoạn 2006- 2009.

Nhìn vào bảng 17 ta thấy lãi từ hoạt động cho vay tăng qua các năm,cụ thể: Năm 2007 tăng 506.078.450 đồng so với năm 2006,tăng xấp xỉ 66,9% Năm 2008 tăng 280.441.270 đồng so với năm 2007,xấp xỉ tăng 22,2% Năm 2009 tăng 429.952.355 đồng so với năm 2008,xấp xỉ tăng 27,9%

Tuy nhiên ta có thể thấy tốc độ tăng của lãi từ hoạt động cho vay là không đồng đều.

Xét chỉ tiêu nợ quá hạn:

Năm Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

2006 0,25%

2007 0,18%

2008 1,36%

2009 1,3%

Bảng 18 : Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2006-2009.

Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nợ quá han là trong phạm vi cho phép (thấp hơn múc ngân hàng nhà nước quy định.).Như vậy tình hình tín dụng của Quỹ tín dụng là lành

mạnh theo tiêu chí của ngân hàng nhà nước.Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng thì phải giảm tỉ lệ nợ ngắn hạn thấp hơn nữa.

-Xét chỉ tiêu số lượt thành viên vay vốn:

Năm Số lượt thành viên vay vốn

2005 319

2006 491

2007 644

2008 730

2009 922

Bảng 19:Số lượt thành viên vay vốn của Quỹ tín dụng giai đoạn 2005-2009

Nhìn vào bảng 19 ta thấy số lượt thành viên vay vốn tăng dần qua các năm.Điều đó cho thấy số lượng khách hàng của Quỹ luôn ổn định và tăng lên qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình

4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm qua tuy mới được thành lập không lâu nhưng Quỹ tín dụng cũng đã đi vào hoạt động ổn định và có bước phát triển rất đáng khích lê.Cùng với sự phát triển của Quỹ tín dụng hoạt động tín dụng cũng có bước phát triển khá mạnh.Dư nợ cho vay,doanh số cho vay,doanh số thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước và tăng trưởng hàng năm với tỷ lệ cao.

Nợ quá hạn luôn ở mức cho phép của ngân hàng nhà nước quy định ,đảm bảo an toàn cho các món vay.Vốn được sử dụng an toàn và hiệu quả nên hoạt động kinh doanh ổn định,lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

Số lượng khách hàng vay ngày càng tăng ,khối lượng vay ngày càng nhiều hơn.Vay vốn của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh Bắc Ninh đã giảm dần qua các năm,Quỹ tín dụng dần dần chủ động được nguồn vốn hoạt động của mình.

Để có được những kết quả như trên là do các nguyên nhân sau đây:

-Công tác tín dụng được hội đồng quản trị và giám đốc thường xuyên quan tâm,chỉ đạo sát sao nhất là chất lượng tín dụng ,vì chất lượng tín dụng có tính chất quyết định sống còn đến vấn đề an toàn vốn

-Thường xuyên nắm chắc chất lượng khách hàng vay vốn,

-Các bước tiến hành cho vay đều được tiến hành kiểm tra ,xét duyệt kỹ càng trước ,trong sau khi vay để đồng vốn cho vay đúng đối tượng,đúng mục đích sử dụng và hiệu quả.

-Thủ tục cho vay đúng nguyên tắc ,qui định của quy chế cho vay.

-Thực hiện nhanh gọn các thủ tục vay vốn để cung cấp vốn kịp thời cho khách hàng.

-Quỹ tín dụng luôn giữ vững ,củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng với các khách hàng uy tín.

4.2 Hạn chế

- Quỹ tín dụng đang trong quá trình hoàn thiện,đang hoạt động trong môi trường kinh tế ,xã hội,pháp luật chưa hoàn thiện nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình hoạt động.

- Dư nợ cho vay tăng nhanh nhưng cơ cấu cho vay chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn,cho vay dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ,như năm 2008 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 100%.

- Việc áp dụng marketing vào hoạt động của Quỹ tín dụng còn nhiều hạn chế.Chi dành cho quảng cáo còn khá khiêm tốn.

- Vẫn phải vay vốn của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

-Lợi nhuận có cơ bản là tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng có lúc giảm xuống,năm 2008 lợi nhuận còn thấp hơn năm 2007.

-Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dự nợ vẫn có năm khá cao. -Tỷ lệ đăng ký giao dịch bảo đảm còn ít

-Tuy tiền gửi tiết kiệm tăng lên qua các năm nhưng thực tế việc huy động vốn nhàn rỗi trong địa bàn dân cư vẫn còn hạn chế,chưa khai thác hết tiềm năng.

Nguyên nhân của những hạn chế :

 Chủ trương chính sách của nhà nước chưa ổn định,hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.

 Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc nhiều nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì người cán bộ thực hiện tất cả các công đoạn.Cán bộ tín dụng phải thu thập thông

tin về khách hàng,phân tích đánh giá khách hàng,kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp,phân tích tính khả thi,khả năng trả nợ của phương án ,dự án sản xuất kinh doanh,kiểm tra ,phân tích về tài sản thế chấp.Sau khi hoàn tất khâu thẩm định cán bộ tín dụng đưa ra đề xuất có cho vay hay không.Với quy trình như trên khối lượng công việc của cán bộ tín dụng là rất lớn nên không thể tránh khỏi sai lầm.

 Chất lượng hoạt động thẩm định chưa cao,trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: Do bị hạn chế về thời gian nên cán bộ tín dụng khó có thể thẩm định một cách chuẩn xác ,không có sai sót;do cán bộ tín dụng không thể có đủ kiến thức tổng hợp để có thể thẩm định những dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau.

 Đối với cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyên khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay.Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ phân tích tín dụng,cho vay và thu nợ.Đó là cả một quá trình từ trước khi cho vay cho tới khi thu hồi cả gốc lẫn lãi.Do đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn nghiệp vu và tinh thần trách nhiệm cao.

 Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm,kiểm soát không thường xuyên: Việc áp dụng các văn bản về cơ chế,chính sách chưa sát thực tế,chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản.Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc,chưa được xử lý kịp thời hiệu quả.Vẫn có trường hợp cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng,thực hiện không đúng qui trình nghiệp vụ cho vay.Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều đã trước trong và giám sát sau khi cho vay nên để khách hàng sử dụng sai mục đích.Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng không có ngay biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế độ.Bên cạnh đó việc kiểm tra kiểm soát lại không được thường xuyên,nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng không có biện pháp xử lý hữu hiệu.  Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng không tốt.

 Do sự biến động của môi trường kinh tế như khủng hoảng kinh tế,lạm phát

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình (Trang 27 - 32)