Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng các mô hình Logistics TMĐT của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình E logistics (Trang 37 - 41)

- Yếu tố văn hóa: Doanh nghiệp xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp với những nét đặc thù đậm đà bản sắc phương đông kết hợp với phong cách

3.3.1.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng các mô hình Logistics TMĐT của doanh nghiệp

3.3.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng các mô hình Logistics TMĐT của doanh nghiệp TMĐT của doanh nghiệp

3.3.1.1. Số lượng và tỷ lệ áp dụng các mô hình TMĐT trong Logistics đầu vào và đầu ra

Hình 3.2. Mô hình E_Logistics đầu ra công ty áp dụng

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh nghiệp hiện nay chủ yếu kết hợp cả hai mô hình Logistics thương mại điện tử đầu ra (chiếm tới 80%). Theo trưởng phòng Logistics của doanh nghiệp việc lựa chọn mô hình thích hợp đã được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và hạn chế của từng mô hình, đồng thời doanh nghiệp cũng căn cứ vào đặc điểm thị trường Hà Nội cũng như mục tiêu chiến lược và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.

Hình 3.3. Tỷ lệ áp dụng các mô hình E_Logistics đầu ra

Như chúng ta thấy tỷ lệ áp dụng các mô hình Logistics thương mại điện tử đầu ra là khá cao. Tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 60% điều này cho thấy mô hình Logistics thương mại điện tử đầu ra của doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả.

Hình 3.4. Số lượng áp dụng mô hình TMĐT trong Logistics đầu vào

3.3.1.2. Tổng lượng và tỷ trọng doanh thu bán hàng qua mạng

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tổng lượng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2009 là: 22.182.580.966 đồng. Tỷ trọng doanh thu bán hàng qua mạng của doanh nghiệp là rất cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử từ những ngày đầu mới thành lập. Trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp mới mở rộng sang bán hàng truyền thống.

3.3.1.3. Tổng lượng và tỷ trọng mua hàng qua mạng

Hình 3.6. Tỷ trọng doanh thu mua hàng qua mạng

Tỷ trọng doanh thu bán hàng qua mạng của doanh nghiệp là khá thấp phản ánh sự thiếu quan tâm của nhà quản trị tới nguồn hàng hóa đầu vào. Một phần cũng do hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện dẫn đến tỷ lệ rủi ro còn cao không tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.

3.3.1.4. Khối lượng hàng hoá được xử lý (dự trữ, vận chuyển,...) thông qua áp dụng các công cụ TMĐT

Hình 3.7. Tỷ trọng hàng hóa được xử lý bằng công cụ TMĐT

Hàng hóa được dự trữ, vận chuyển, lư kho... bằng công cụ thương mại điện tử của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng gần 30%. Là một doanh nghiệp thương mại điện tử thì chỉ số này có thể nói là thấp nhưng nó cũng phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm được chuyển thẳng từ nhà sản xuất tới tay khách hàng chứ không qua tay doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình E logistics (Trang 37 - 41)