Kết quả phân tích thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách sio2 từ cao lanh phú thọ và ứng dụng trong vật liệu compozit (Trang 35 - 37)

Kết quả phân tích thành phần hóa học của mẫu bã rắn theo phƣơng pháp XRF tại Viện Vật liệu xây dựng đƣợc cho ở bảng 3.2:

(1) (2)

Bảng 3.2: Thành phần hóa học mẫu bã rắn thu được sau hòa tách Thành phần Al2O3 SiO2 Fe2O3 Na2O K2O SO3 MKN ở 900 o C trong 1 giờ Hàm lƣợng (%) 1,25 90,00 0,04 0,83 1,75 1,30 4,52

Kết quả trên cho thấy phần bã rắn chủ yếu là SiO2 với độ sạch khá cao (90%), hàm lƣợng Al2O3 không đáng kể (1,25%) chứng tỏ hiệu quả của quá trình tách là rất tốt.

Khi so sánh với thành phần hóa học của mẫu cao lanh thấy rằng hàm lƣợng SO3 tăng lên, đó là do trong mẫu bã rắn có lẫn một phần muối Na3Al(SO4)3 còn lại sau khi lọc rửa. Ngoài ra còn có thể có Na2S2O7 và Na2SO4 tạo thành do sự phân hủy NaHSO4 theo phản ứng:

2NaHSO4 = Na2S2O7 + H2O Na2S2O7 = Na2SO4 + SO3

Lƣợng Al2O3 chỉ còn 1,25%, trong đó có một phần nằm ở dạng muối Na3Al(SO4)3, phần còn lại tƣơng ứng với phần cao lanh chƣa phản ứng. Theo tính toán, hàm lƣợng cao lanh còn lại chỉ khoảng 2,7%, tƣơng ứng với 1,3% SiO2 nằm trong cao lanh. Nhƣ vậy, lƣợng SiO2 thực tế chiếm khoảng 88,7% khối lƣợng phần bã rắn.

Mẫu bã rắn cũng đƣợc phân tích thành phần các nguyên tố theo phƣơng pháp EDXS tại Viện Hóa học - Vật liệu, kết quả đƣợc cho ở hình 3.3:

Từ thành phần các nguyên tố trên, quy đổi ra thành phần các oxit ta có kết quả nhƣ trong bảng 3.3:

Bảng 3.3: Thành phần hóa học quy đổi từ thành phần các nguyên tố của mẫu bã rắn thu được sau hòa tách

Thành phần Al2O3 SiO2 Na2O K2O SO3 Hàm lƣợng (%) 2,34 91,24 0,74 0,63 1,53

Kết quả này cũng tƣơng tự với kết quả thu đƣợc khi phân tích theo phƣơng pháp XRF, qua đó khẳng định mẫu bã rắn chủ yếu là SiO2 với độ sạch cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách sio2 từ cao lanh phú thọ và ứng dụng trong vật liệu compozit (Trang 35 - 37)