Về hoạt động huy động nguồn thu.

Một phần của tài liệu Việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Trang 31 - 39)

- Các khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng: 12 khoa: Khoa ngoại Tổng hợp, Khoa

2.2.1.1. Về hoạt động huy động nguồn thu.

Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì được lấy từ các nguồn: NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác. Theo quy định thống nhất tại đơn vị, các khoản thu này được quản lí thống nhất tại phòng Tài chính- Kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì.

Bảng 2.1:Thực trạng huy động nguồn thu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DT TH DT TH DT TH

NSNN cấp 20.200 31.775 10.560 13.151 15.440 23.077

- Kinh phí thường xuyên 8.024

13.15

1 23.077

- Kinh phí đầu tư XDCB 3.223

Nguồn thu sự nghiệp 7.500 11.526 12.485 14.126 13.680 20.454

- Thu viện phí 3.959 5.803 7.534

- Thu BHYT 7.567 8.323 12.920

Thu khác 890 1.295 920 1.456 990 1.793

Tổng 28.590 44.596 23.965 28.733 30.110 45.324

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011,2012– Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì

Dựa vào bảng số liệu 2.1, số dự toán ở các năm của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì luôn thấp hơn số thực hiện ở các năm trong giai đoạn 2010 – 2012 , có sự chênh lệch giữa số dự toán và số thực hiện qua các năm được lí giải là do tỉ lệ lạm phát hàng năm đều tăng, số giường bệnh được giao tăng lên, năm 2010, Bệnh viện được giao 200 giường kế hoạch; năm 2011, bệnh viện được giao 220 giường kế hoạch; năm 2012, bệnh viện được giao 240 giường kế hoạch; do chính sách thay đổi mức lương tối thiểu của Nhà nước ( năm 2010, mức lương tối thiểu của Nhà nước là 730.000 đồng, năm 2011 mức lương tối thiểu là 830.000 đồng và năm 2012, mức lương tối thiểu nhà nước quy định tăng lên 1.050.000 đồng) cũng chính là những nhân tố tác động đến số thực hiện hàng năm, giải thích vì sao hàng năm số thực hiện luôn cao hơn số dự toán khá nhiều.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Trđ % Trđ % Trđ %

NSNN cấp 31.775 71,3 13.151 45,8 23.077 50,9

- Kinh phí thường xuyên 8.024 13.151 23.077

- Kinh phí dự án 20.528

- Kinh phí đầu tư XDCB 3.223

Nguồn thu sự nghiệp 11.526 25,8 14.126 49,1 20.454 45,1

- Nguồn viện phí 3.959 5.803 7.534

- Nguồn BHYT 7.567 8.323 12.920

Nguồn thu khác 1.295 2,9 1.456 5,1 1.793 4

Tổng 44.596 100 28.733 100 45.324 100

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011,2012– Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì

Hình 2.1: Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì giai đoạn 2010 –

Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011,2012– Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì

● Nguồn kinh phí NSNN cấp:

Bệnh viện Đa Khoa huyện Ba Vì là loại hình đơn vị SNC tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên( năm 2010, bệnh viện đã tự đảm bảo được 25,8% kinh phí hoạt động TX, năm 2011 con số này là 49,1% và ở năm 2012, bệnh viện đã tự đảm bảo được 45,1% kinh phí TX), hàng năm Bệnh viện Đa Khoa huyện Ba Vì được NSNN cấp một phần kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí từ NSNN cấp được NSNN cấp theo chế độ, định mức tiêu chuẩn, theo dự toán của đơn vị nên nguồn kinh phí này đơn vị có thể xác định trước ở mỗi năm. Nguồn này có vai trò quan trọng đối với hoạt động khám và chữa bệnh mà các nguồn khác không thể thay thế. Nguồn NSNN luôn ổn định và tăng đều ở các năm, đặc điểm của nó là không có sự biện động lớn như các nguồn khác. Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy:

Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2012, số kinh phí thường xuyên NSNN cấp đã có sự tăng dần qua các năm. Năm 2010, kinh phí thường xuyên NSNN cấp là 8.024 triệu đồng, năm 2011 là 13.151 triệu đồng và năm 2012 tăng lên ở mức 23.077 triệu đồng; tức tăng 15.053 triệu đồng, tăng 2,9 lần chỉ từ năm 2010 đến năm 2012.

Nguyên nhân: Nguồn kinh phí thường xuyên NSNN cấp tăng dần qua các

năm là do tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao qua từng năm, dẫn đến giá cả của các loại hàng hóa cũng tăng lên, làm tăng nhu cầu về nguồn tài chính. Không chỉ có thế, nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của bệnh viện do số giường kế hoạch tăng lên ( từ 200 giường kế hoạch năm 2010 lên 220 giường kế hoạch năm 2011 và ở mức 240 giường kế hoạch vào năm 2012) bởi lượng bệnh nhân đến khám và chữa bệnh ngày càng tăng cũng là một nhân tố khiến nguồn kinh phí thường xuyên NSNN cấp cho bệnh viện tăng lên hàng năm. Mặt khác, nhà nước thực hiện chính sách tăng tiền lương theo lộ trình: Theo nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/05/2010 là 730.000 đồng/tháng, đến năm 2011, theo nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/05/2011 là 830.000 đồng/tháng, đến năm 2012 theo nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/05/2012 là 1.050.000 đồng/ tháng.

Đặc biệt từ năm 2012, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì cải tạo, nâng cấp bệnh viện theo dự án: Dự án đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì” với quy mô 400 giường bệnh nên nguồn NSNN cấp cho Bệnh viện tăng lên nhanh chóng, chiếm 50,9% tổng thu của Bệnh viện.

Ý nghĩa: Nguồn kinh phí TX NSNN cấp tăng dần qua các năm giai đoạn

2010 – 2012 là hoàn toàn hợp lí với mức độ phát triển của nền kinh tế, đảm bảo đáp ứng cho bệnh viện duy trì hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ 2.1, chúng ta có thể nhận thấy nguồn thu chủ yếu của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì vẫn là nguồn NSNN cấp bởi nguồn NSNN cấp vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu tại Bệnh viện. Đó là một tỉ trọng lớn đối với ĐVSNYTCL thực hiện chế độ tự chủ, điều đó cho thấy việc thực hiện tự chủ tại đơn vị chưa thật sự hiệu quả, đơn vị chưa thật sự chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí của mình để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu cần thiết của Bệnh viện.

● Nguồn thu sự nghiệp

Nguồn thu viện phí và nguồn thu từ việc bệnh viện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT( sau đây gọi tắt là Nguồn BHYT) được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp của Nhà nước giao cho Bệnh viện quản lí và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lí thống nhất tại phòng tài chính – kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện chủ yếu là nguồn thu viện phí ( bao gồm thu viện phí thường và thu BHYT), viện phí của đơn vị thực hiện thu theo quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17/6/2008, quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 05/08/2010 và quyết định số 46/2012/QĐ-UBND của UBND Thành Phố Hà Nội.

Dựa vào bảng 2.2, giai đoạn 2010 – 2012, nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện có sự tăng lên về số tuyệt đối từ năm 2010 đến năm 2011( tăng 2.600 triệu đồng) và tăng lên rõ rệt từ năm 2011 đến năm 2012 ( tăng 6.328 triệu đồng). Tuy nhiên, nguồn thu sự nghiệp lại có sự biến động không đều về số tương đối( tăng lên rất nhanh giai đoạn 2010 – 2011: từ 25,8% năm 2010 lên 49,1% năm 2011, sau đó lại giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2012: giảm từ 49,1% năm 2011 xuống còn 45,1% năm 2012; trong đó, cả nguồn thu viện phí và nguồn thu từ việc khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đều có xu hướng tăng lên qua các năm.

Nguyên nhân:

◦ Nguồn thu sự nghiệp, cụ thể là nguồn thu viện phí của bệnh viện tăng lên là

do bệnh viện đã thực hiện thu viện phí theo quy định mới, thực hiện thu viện phí theo quyết định số 46/2012/QĐ-UBND của UBND Thành Phố Hà Nội thay cho quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17/6/2008 ban hành trước đó, theo đó, tiền phí, lệ phí khám, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ tăng lên so với quy định cũ. Ngoài ra, nguồn thu sự nghiệp tăng lên còn là do Bệnh viện tăng số giường kế hoạch từ 200 giường năm 2010 lên 220 giường năm 2011 và 240 giường kế hoạch năm 2012; máy móc, thiết bị ngày càng được cải tiến, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nên số người đến khám, chữa bệnh ngày càng nhiều.

◦ Nguồn thu sự nghiệp, cụ thể là nguồn thu từ việc bệnh viện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tăng lên là do số người có thẻ BHYT trên địa bàn ngày càng nhiều bởi tại địa phương, bệnh viện đã thực hiện tốt việc tuyên truyền rộng

rãi vai trò của BHYT đối với tất cả người dân, giúp họ nâng cao được nhận thức của mình trong việc chăm lo sức khỏe.

Ý nghĩa: Nguồn thu sự nghiệp tăng dần qua các năm là dấu hiệu tốt chứng tỏ

bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ ngày càng hiệu quả, số giường bệnh tăng lên, cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, tinh thần phục vụ của CBVC cho công việc khám và điều trị ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần huy động tối đa các nguồn thu, chủ động hơn trong việc huy động nguồn thu, giảm dần bao cấp từ NSNN.

● Nguồn thu khác

Ngoài 2 nguồn đầu tư chính đã nói ở trên bệnh viện còn có nguồn thu khác: - Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu:

- Dịch vụ liên doanh liên kết (chụp CT Scanner, CR, DR, cộng hưởng từ): - Thu dịch vụ: Thu từ dịch vụ khoán trông giữ xe, thu quầy thuốc bệnh viện...

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy nguồn thu khác tuy không lớn, những cũng không ngừng tăng lên qua các năm về số tuyệt đối ( tăng 161 triệu đồng từ năm 2010 – 2011 và tăng 337 triệu đồng từ năm 2011 – 2012) và được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện, tuy nhiên về số tương đối, khoản thu này biến động không đều ( tăng 2,2% giai đoạn 2010 – 2011 nhưng lại giảm 1,1% giai đoạn 2011 – 2012).

Ý nghĩa: Khoản thu khác này tăng lên qua các năm là một dấu hiệu tích cực

cho thấy Bệnh viện đã rất chú trọng huy động các khoản thu tiềm năng này, thực hiện chế độ tự chủ theo đúng tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ và NĐ85/2012/ NĐ-CP, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN. Tuy nhiên, khoản thu này còn rất nhỏ, do đó bệnh viện cần có những biện pháp cụ thể hơn để góp phần tăng dần các khoản thu này, bổ sung vào nguồn kinh phí TX của Bệnh viện.

Một phần của tài liệu Việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Trang 31 - 39)