Xuất Rút ra từ buổi Phỏng vấn các Công ty Nhật Bản

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC (Trang 72 - 73)

- Mr Nguyễn Huy Tưởng (Vice Chairman of Hanoi People Committee)

4 Đa dạng hóa rủi ro đầu tư của các quốc gia khác 31 18,8% 5 Là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu sang quốc gia thứ 3 27 16,%

5.2.4 xuất Rút ra từ buổi Phỏng vấn các Công ty Nhật Bản

Để hiểu rõ nhu cầu và khó khăn của các công ty Nhật Bản, Đoàn Nghiên cứu đã đến thăm 10 công ty Nhật Bản, gồm cả các công ty đang đóng tại Khu CNC Hòa Lạc và các doanh nghiệp mới chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Đoàn Nghiên cứu đã trao đổi ý kiến với JETRO tại văn phòng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, các công ty kế toán và tư vấn. Thông qua buổi phóng vấn, nhu cầu và khó khăn của các công ty Nhật Bản được trình bày như sau:

- Hai doanh nghiệp mới chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam đều tập trung quan tâm vào thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu bởi vì các đối tác kinh doanh đều ở Hồ Chí Minh. Hai doanh nghiệp này không biết đến khu CNC Hòa Lạc khi bắt đầu tìm kiếm thông tin đầu tư tại Việt Nam qua internet. Điều này cho thấy website là một công cụ tìm kiếm thông tin quan trọng cho các công ty Nhật Bản tìm hiểu về Việt Nam.

- Để nâng cao giá trị thương hiệu của Khu CNC Hòa Lạc cần phải thu hút các doanh nghiệp mang thương hiệu toàn cầu. Đồng thời, sẽ rất hữu ích để quảng bá thương hiệu của Khu Hòa Lạc nếu thực hiện tốt chức năng hỗ trợ, tạo ra các ngành công nghiệp mới, nhờ tăng cường các cơ hội kinh doanh mới (của cả doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản).

- Ví dụ, đã có một doanh nghiệp mới là nhà sản xuất xe máy điện. Với hình ảnh xe máy điện, thân thiện với sinh thái so với hình ảnh Việt Nam với nhiều xe máy, thì việc áp dụng hệ thống lưu thông xe máy điện có thể góp phần nâng cao thương hiệu Khu CNC Hòa Lạc. Công ty này đã bắt đầu tìm kiếm một số nhà cung cấp linh kiện/nguyên vật liệu tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kế cận. Tuy nhiên, cũng có khả năng Khu CNC Hòa Lạc sẽ hợp tác với công ty trong lĩnh vực phát triển và thiết kế xe máy điện và cùng làm việc với nhau để đưa xe máy điện vào sử dụng tại khu CNC Hòa Lạc.

- Một công ty về tư vấn và xây dựng Website khác cũng rất quan tâm đến Việt Nam bởi vì công ty này cần nhiều nhân công trong quá trình xây dựng sơ bộ Website mà Việt Nam lại có nhiều nhân công với chi phí thấp (xấp xỉ 70% chi phí lao động của Trung Quốc) và là điểm đến hấp dẫn để thuê gia công (offshore outsourcing) phát triển phần mềm. Công ty này đang có kế hoạch thành lập cơ sở ở nước ngoài để thuê phát triển phần mềm và sau đó sẽ tìm cơ hội kinh doanh tại thị trường tiềm năng của Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành công nghệ ICT vẫn ở giai đoạn sơ khai với quy mô thị trường chỉ đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ. Các tín hiệu tích cực của ngành ICT vẫn ở mức thấp so với các nước láng giềng như Singapo, Malaysia, Trung Quốc… Tuy nhiên, Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng khá cao. Ngành dịch vụ phần mềm có quy mô thị trường đạt 0,36 tỉ đô la Mỹ trong năm 2006 và tăng lên 1,58 tỉ đô la Mỹ trong năm 2009. Trong vòng 3 năm, quy mô đã tăng lên 3,3 lần. Tốc độ lan rộng của internet tăng nhanh, báo hiệu tiềm năng tăng trưởng của một thị trường mới nổi. Theo thống kê mới nhất, có 21,43 triệu người sử dụng internet, chiếm 25% dân số. Chỉ có 5% dân số sở hữu máy tính cá nhân. Rất nhiều người Việt Nam sử dụng café internet. Tỉ lệ hộ gia đình kết nối internet là 9,2%. 99% các công ty sử dụng internet, trong đó

92% sử dụng ADSL. Tính đến cuối năm 2008 có 74,87 triệu thuê bao di động, tổng doanh thu điện thoại di động trong năm 2008 đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ. Về mặt thương mại điện tử, tỉ lệ các tập đoàn có website tăng từ 25% trong năm 2004 đến 45% trong năm 2008. Trong số các tập đoàn đó, có 38% thực hiện thương mại điện tử và số lượng đang tăng lên. Về thanh toán điện tử, có một số công ty mới thành lập cung cấp dịch vụ ký quỹ và thanh toán điện tử. Có một số các công ty đang nổi có thể tăng doanh số bán hàng và tiếp cận . Nhờ mở các cửa hàng online và khu mua sắm qua mạng. Mặc dù thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng trưởng nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề về thanh toán và giao hàng. Tổng số doanh số bán hàng của ngành công nghiệp số trong năm 2009 đạt xấp xỉ 0,7 tỉ đô la Mỹ (tăng 59% so với năm trước), chủ yếu là từ bán các game online, nhạc chuông di động và hình nền điện thoại di động. Với sự ra đời của mạng 3G là những kỳ vọng lớn về các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động. Thị trường xây dựng website/tư vấn/dịch vụ điện thoại di động có tiềm năng tăng trưởng cao và chính những thị trường này lại là lĩnh vực cho các công ty Nhật Bản chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mình. Giúp đỡ các công ty đầu tư Nhật Bản tiềm năng cũng là góp phần xây dựng thương hiệu Khu CNC Hòa Lạc. - JETRO được ghi nhận là cánh cửa để đến với Việt Nam. Cần thiết phải có những hỗ trợ toàn

diện cho các công ty Nhật Bản, đặc biệt là cho các nhà quản lý/người chịu trách nhiệm đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) còn thiếu kinh nghiệm. Nếu các khu công nghiệp có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện như vậy thì trong một chừng mực nào đó, sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

- Các dịch vụ thuế/kế toán theo chuẩn quốc tế cũng rất quan trọng cho các công ty Nhật Bản để an tâm đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, trong trường hợp, một công ty liên kết sử dụng hình thức kế toán hợp nhất thì vai trò của hãng kế toán rất quan trọng. Cán bộ đảm nhiệm hỗ trợ đầu tư tại khu công nghệ cao cần phải xây dựng mạng lưới giới thiệu các chuyện gia như thế.

- Theo các công ty Nhật Bản làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc, những khó khăn chung của Khu CNC Hòa Lạc là: i) Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng; và ii) Đơn giản hóa quá trình xét duyệt. Mặc dù các công ty Nhật Bản được phỏng vấn đã có nhiều kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài nhưng quá trình chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ trình lên Khu CNC Hòa Lạc phê duyệt dường như là gánh nặng cho công ty này. Do đó, cần có những hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn Nhật Bản để giúp các công ty Nhật đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc trong tương lai tới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC (Trang 72 - 73)