Các biện pháp tu từ thường gặp trong việc xây dựng hình ảnh ca dao

Một phần của tài liệu Những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ trong đối sánh với Bắc Bộ (Trang 74 - 87)

Đặc điểm nghệ thuật của những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ.

3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong việc xây dựng hình ảnh ca dao

gặp trong ca dao Nam Bộ.

3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong việc xây dựng hình ảnh ca dao dao

3.1.1. Biện pháp so sánh

Đây là một đặc điểm của ca dao Nam Bộ. Nam Bộ là một vùng sông nước, có hệ thông sông ngòi chằng chịt nên hình ảnh chiếc ghe, con đò, con cá, con tôm, cần câu, cái lờ... là những vật rất quen thuộc đối với người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của họ và được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, cũng như đã âm thầm đi vào ca dao:

“Thân em như cá trong lờ

Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu”.

“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.

Ca dao Bắc Bộ xuất hiện biểu trưng thuộc vật thể nhân tạo nhiều hơn hẳn so với ca dao Nam Bộ. Ngược lại, trong ca dao Nam Bộ, số lượng biểu trưng thuộc thế giới tự nhiên hơn gấp đôi số biểu trưng thuộc thế giới vật thể nhân tạo, gấp ba số biểu trưng thuộc thế giới con người.

Một đặc điểm nữa trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong ca dao Nam Bộ là tính giàu cường điệu, khuếch đại. Đây là cách nói thể hiện rõ nét sự lạc quan và tính cởi mở của con người Nam Bộ. Tính giàu cường điệu, khuếch đại này được con người Nam Bộ sử dụng mang tính chất phác, mộc mạc, độc đáo, gây được ít nhiều cảm xúc cho người đọc:

“Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình

Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.”

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

“Anh thương em,

Thương lún, thương lụn, Thương lột da óc,

Thương tróc da đầu, Ngủ quên thì nhớ, Thức dậy thì thương”

3.1.3. Chơi chữ, nói đùa

Giàu tính dí dỏm, hài hước cũng là một trong những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ, ngoài những cách nói cường điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con người Nam Bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói dí dỏm, hài hước nhưng

không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình. Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:

Bên dưới có sông, bên trên có chợ Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu

Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng Chàng hiu đứng dựa sau lưng

khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.

3.2. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ ở ca dao Nam Bộ khác ngôn ngữ ca dao Bắc Bộ ở cái chất trau chuốt, gọt giũa. Xuân Diệu đã nhận xét ngôn ngữ của ca dao Bắc Bộ như"hòn đá lăn vạn năm, được trau chuốt" và do đó: "hơi thơ thoải mái ngọt ngào, như không còn khập khiễng chỗ nào nữa. Tuy nhiên trong cái trau chuốt, nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo… cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần, và đó là nhược điểm của nhiều bài ca dao Bắc Bộ" [25, 87].

Ca dao Nam Bộ thì mang cách nói rất giản dị, chân tình. Trong hoàn cảnh tự tình với nhau, đôi khi họ không dùng những từ hoa mỹ, không nói những từ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, mà chỉ nói một cách mộc mạc, bình dân, cốt sao bày tỏ được lòng mình:

Anh về em nắm vạt áo em la làng

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc. Hay:

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây

Qua tới đây không cưới được cô hai mày

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.

Đôi lúc, ngôn ngữ ca dao Nam Bộ cũng có những câu chải chuốt, óng ả:

- Thương em tình gởi trong mơ Nhớ em rạo rực như bờ sóng xa. - Anh đi trên đường Ba Vát Anh đạp cát cát nhỏ

Anh đạp cỏ cỏmòn

Yêu nhau từ độ trăng tròn

Bây giờ trăng khuyết vẫn còn yêu nhau.

Nhưng mức độvà liều lượng của chúng không nhiều như ca dao Bắc Bộ. Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ nói chung là ngôn ngữ đời thường, đậm nét phương ngữ Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương

của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam Bộ là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình.

3.2.1. Ngôn ngữ đời thường

Ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ giống nhau là đều cùng sử dụng phương ngữ

nhưng khác nhau ở chỗ phương ngữ trong ca dao Bắc Bộ mờ nhạt, trong khi đó, phương ngữ trong ca dao Nam Bộ lại mang đậm bản sắc riêng thể hiện qua ngữ âm, từ vựng.

Ngôn ngữ đời thường là ngôn ngữgiao tiếp hàng ngày, không cầu kì, hoa mỹ. Đặc biệt đây lại là ngôn ngữ của người Nam Bộ, vốn bộc trực, thẳng thắn. Ca dao Nam Bộ phần lớn là nói thẳng, rất cụ thể, rõ ràng bằng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày:

- Em có chồng chưa phải thưa cho thiệt Để anh lầm tội nghiệp cho anh.

- Em có thương anh thì nói thiệt tình Để anh lên xuống một mình bơ vơ. - Ai đi ngoài lộ giống bộ cô Mười…

- … Nghe người ta biểu em chưa chồng phải hôn ? - … Thôi về mai mốt ngày gần anh qua.

- … Bởi em ở bạc ông trời nào đành để em.

Hoặc là câu trả lời của cô gái khuyên lơn, dứt khoát, từ chối kể cả mong đều không may đến với người mình thương khi anh ta bội bạc: - Anh có thương em thì đừng có ngại, có ngại tình thì đừng thương… - … Hổng phải căn duyên nhà ngói đôi ba tòa hổng ham.

- Tui hổng thương anh đừng đi xuống đi lên… - … Vái anh đi nói vợ cho sóng thần nhận ghe. Có khi là lời người mẹ trách, mắng con :

- … Má kêu anh dạ" mới chừng này mà mày mê tâm". - … Vợ đâu mà cưới ban đêm cho mày.

Những câu trên là kiểu câu giao tiếp, đối đáp của người lao động miền Tây Nam bộ. Chúng đã trởthành lời thơ dân gian một cách tự nhiên, ít thấy sự sửa sang, trau chuốt. Hoặc nhiều từ, cụm từ là khẩu ngữ của người Nam Bộ như "hết hơi", "thương tới giờ", "cũng không ham", "bứt đi cho rảnh", "mất tiêu", "ở không đâu", "huống gì", "sá gì", "uổng công", "phải dè"…Ở văn nói, người Bến Tre nói riêng thường có kiểu nói tách từ mà mục đích là để nhấn mạnh ý cần nói. Trong ca dao, cách nói đó cũng xuất hiện:

- Chẳng thà bậu rách bậu rưới … - Khó than khó thởlại khó phân trần… - Anh thương em đừng dỗ đừng dành… - Anh thương em dù tiếng thịlời phi…

- …Anh đừng giao đừng hẹn đừng thềuổng công - …Ham nhân ham nghĩa không ham bạc tiền. - …Lại đây bỏthảm bỏsầu cho anh.

Ngôn ngữ đời thường còn biểu hiện qua việc sử dụng phương ngữ Nam bộ. Phương ngữ Nam Bộ được biểu hiện trước hết qua những từngữchỉsinh hoạt hằng ngày như mần (làm), biểu (bảo), rầy (la mắng), đặng (được), hổng (không), gạt (lừa dối), vìa (về), chuộng (thích), để(bỏ), sình (bùn) …

- …Tôi mần thơ trái ấu tôi gởi thấu Ngọc hoàng… - Anh tình em nghĩa biểu thôi sao đành…

- Tối về anh ngủ anh mớ má anh rầy… - Gạt em em đợi em chờ…

- Cơm ăn hổng đặng, áo gài hởbâu… - Mấy lời anh dặn em vìa đừng quên… - Trắng như bông lòng anh không chuộng… - …Năm nay chồng để như chưa có chồng - Đường đi khúc sụp, năm bảy khúc sình…

Những từ địa phương được tạo thành do cách phát âm không chuẩn của người Nam Bộ như chưn (chân), gá dơn (gá duyên), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), linh đinh (lênh đênh), minh mông (mênh mông), nhưn (nhân), tầm (tìm), bịnh (bệnh) …:

- Chèo ghe sợ sấu cắn chưn…

- Em gá dơn với anh gá đỡ không lẽ gá đời… - Minh mông một dãy giang hà…

- Bỏ em ở lại linh đinh một mình…

- …Nhưn tôm, nhưn thịt, nhưn dừa ngọt ngon. - …Lên non tầm ngọc, bốn cửa sâu tui tầm mình. - Ghe lui khỏi vịnh em thọ bịnh đau liền…

Có khi là cách nói rút gọn: ngoải (ngoài ấy), trển (trên ấy), ổng (ông ấy), bả(bà ấy), cổ(cô ấy) …

- …Anh muốn theo em về ngoải để cất nhà gần kế bên.

- …Thôi anh về ở trển mà em ởtrên này lạnh vách lạnh phên kêu trời. - Quất ông tơ cái chót, ổng nhảy tót bụi trâm bầu…

Phương ngữ Nam Bộ biểu thị qua cách xưng hô. Cách xưng hô của người miền Nam thường gần gũi, thân mật, tự nhiên "cha mẹ" được thay thế bằng "ba má":

- Đi ngang nhà má, tay tui sá chân tui quỳ Tui thương con má sá gì tấm thân.

- Cửa song lam, trên ba khóa, dưới má gài Em ở trong rơi lệ, anh ở ngoài cũng lệ rơi.

Người ta thường gọi nhau theo thứ bậc mà không gọi tên: - Ai đi ngoài lộ giống bộ cô Mười…

- Em có chồng rồi phải nhớ nghĩa anh Ba… - Làm thế tội lắm bé Ba…

Trong quan hệ tình cảm lứa đôi, cách xưng hô người Nam bộ ảnh hưởng từ vùng Nam Trung Bộ, họ thường xưng mình là "qua", gọi đối tượng của mình là "bậu":

- Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào Chớ đào đâu bậu bọc lựu nào bậu cầm tay. - Con đò bậu chớnghi ngờ

Bậu đưa khách bậu, qua chờ khách qua.

Ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đều cùng dùng các đại từ nhân xưng nhưng khác

nhau ở chỗ tiếp thu từ vốn ngôn ngữ toàn dân, mỗi vùng lại có những từ xưng gọi riêng biệt, bắt nguồn từ phương ngữ mỗi vùng. Ca dao Bắc Bộ sử dụng từ xưng gọi rất phong phú, đa dạng, đạt đến chiều sâu tình cảm, cảm xúc. Trái lại, ca dao Nam Bộ có xu hướng đơn giản hóa các từ xưng hô, không cầu kì trong cách lựa chọn, ít xuất hiện những từ xưng hô lấp lửng, phiếm chỉ.

3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất phóng túng

Ngôn ngữ giàu chất phóng túng là ngôn ngữ đầy sức sống, tác động vào cách nhìn, cách nghe của con người. Chất phóng túng biểu hiện ởcách dùng những hình ảnh có sức gợi tả cao. Chúng rất rõ ràng, sinh động. Để diễn tả anh chàng quá vui khi được mẹ cưới vợ, ca dao Nam Bộ đã dùng hình ảnh tương quan:

- Chuồn chuồn bay bổng nhổng đuôi Mẹ kêu cưới vợ anh vui nhổng đầu.

Nói về cách sống ở đời thì ca dao cụ thể hóa bằng hình ảnh "mềm nhưchuối":

- Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Em ở mềm như chuối mà thế thường còn chê.

Hau như thái độc bức xúc của chàng trai khi người yêu lấy chồng hàng xóm:

- Phải chi em có chồng xa anh đà không giận Bởi em lấy chồng gần nhưlửa cận mái hiên. Hay lời trách của người trong cuộc:

- Lửa gần rơmkhông thổi nó cũng lừng Dẫu có xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi.

- Anh ra đi phát một lời thề

Quần tận lai, áo tận sống anh cũng vìa thăm em.

Chất phóng túng còn biểu hiện qua cách sử dụng tính từ (còn gọi tính ngữ).

Mỗi một tính từ đều nói lên một mức độ cụthể và chính xác về sự vật, hiện tượng như "đỏ" thì có "đỏ thẫm", "đỏ lắm lói":

- … Sông Ba Lai bên bồi bên hẩm Đất Ba Lai đỏthẫm phù sa…

- Em ơi đừng ham nhà ngói đỏlắm lói chớvỏcó ruột không Ưng anh đây xứng vợ lại xứng chồng

Trời nực anh quạt, ngọn gió lồng anh che.

Hay "nhỏ" thì là "nhỏ xíu", "nhỏ thó", "nhỏ nhít": - Thấy em nhỏthó lại có duyên ngầm

Anh phải lòng thầm hơn mấy năm nay. - Má ơi chuột chạy đám gừng

Thân con nhỏ nhít má đừng đánh con.

Hoặc "rộng" thì có "rộng rình", "rộng thình thình": - Sáng trăng trải chiếu rộng rình

Lăn qua lộn lại không biết bạn chung tình tôi ở đâu. - Nhà hai căn hai chái nó rộng thình thình

Ghế cẩm lai, giường chân tiện, em hỏi mình em ngủ đâu ?

Với cách sử dụng tính từ như thế, lời bài thơ dân gian trở nên rõ ràng, cụthể, góp phần bộc lộ tâm trạng trữ tình, biểu lộtư tưởng thẫm mỹ một cách ưu việt.

KẾT LUẬN

Ca dao Nam Bộ hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc khai phá và xây dựng của những lớp cư dân nơi đây suốt mấy thế kỉ qua. Nó là hoa trái tinh thần của vùng đất đai sông nước trù phú bị ngăn cách bởi sông lớn. Nó cũng là một thể loại phản ánh trọn vẹn vềvùng đất và con người nơi đây. Trong đó, chúng ta thấy có một số hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ. Đó là hình ảnh về thiên nhiên, con người đậm chất vùng miền. Đầu tiên, đến với ca dao Nam Bộ, người đọc tìm thấy được những hình ảnh thiên nhiên vùng đất này. Cụ thể, đó là hình ảnh vùng sông nước với con sông, cây cầu, với chiếc ghe, với hình ảnh cây dừa và cây bần. Ngay cả con cá – sản vật quen thuộc ở Nam Bộ cũng đi vào ca dao với nhiều hàm ý. Điều này do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sông ngòi của vùng đất.

Thiên nhiên ấy còn mang nét hoang vu của nơi đang khai phá, vì thế không thiếu hình ảnh các loài thú dữ như cá sấu, cọp và cả loài rắn – biểu tượng cho sự hoang vu.

Nhưng đó cũng là vùng đất giàu có, vì trong ca dao rất nhiều đặc sản của Nam Bộ đã xuất hiện. Tiêu biểu là lúa gạo, cây trái và thủy sản. Đặc sản vùng đất là những sản phẩm được người dân khai thác, nuôi trồng, chế biến từ điều kiện địa hình của vùng đất như hải sản (cá, tôm…), cây trái

Một phần của tài liệu Những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ trong đối sánh với Bắc Bộ (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w