Hình ảnh về con ngườ

Một phần của tài liệu Những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ trong đối sánh với Bắc Bộ (Trang 52 - 74)

2.2.1. Con người lao động

Một điểm giống nhau nữa giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ là cùng phản ánh đời sống lao động của người bình dân một cách chân thực, sinh động. Ca dao Bắc Bộ phản ánh các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp truyền thống như đi cấy, tát nước, làm cỏ, be bờ, đi gặt… Trong khi đó, ca dao Nam Bộ phản ánh phương thức sản xuất ở vùng đất mới: làm ruộng, làm vườn, đánh bắt thủy hải sản. Những công việc liên quan đến khai thác thủy hải sản của vùng sông nước chiếm số lượng lớn trong những lời ca dao Nam Bộ mà ít thấy ở ca dao Bắc Bộ.

Sông nước Nam bộ còn phản ánh những nếp sinh hoạt, những buổi lao động hết sức đời thường của họ. Thể hiện được một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầm ấm tình người, tình mẹ con, vợ chồng:

“Cha chài mẹ lưới con câu,

Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.”

Đây là một bức tranh sinh hoạt đời thường, đầm ấm không khí gia đình ở Nam bộ gắn chặt cuộc sống của mình với sông nước bao la. Không ai nạnh ai, mỗi người một việc, từ cha, mẹ đến rể dâu ai cũng phải lao động, lao động với một tinh thần hăng say, yêu thích, thể hiện được sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình.

Hay:

Chiều chiều ông Lữ đi câu,

Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò.

Cảnh mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay thiên hạ đã nói nhiều.

Nhưng ở đây, ta thấy: mẹ chồng nàng dâu hết sức "ăn ý", mặc dù không nói ra, nhưng qua cảnh sinh hoạt ta vẫn thấy được nàng dâu và mẹ chồng rất hợp ý với nhau, ngay cả cha chồng cũng thế. Cả nhà cùng lao động, không khí gia đình thật đầm ấm vui tươi.

Câu cá là một hình thức lao động sản xuất của cư dân sông nước. Việc câu cá không dành riêng cho bất cứ ai, ai cũng có thể câu được bởi công việc nầy tương đối dễ dàng. Tuy vậy, trong ca dao Nam bộ chỉ có chàng trai mới câu và câu là chàng trai:

Anh ngồi bực lở anh câu,

Khen ai khéo mách, cá sầu không ăn. Câu vàng lưỡi bạc nhợ tơ,

Câu thời câu vậy cá chờ có nơi. Liều mình lội xuống ao sâu,

Đặng đo miệng cá uốn câu cho vừa. Anh ơi, gá duyên đừng kén đừng lừa,

Cụm mây kia đen đặc, ngọn gió lùa còn tan.

Việc câu trong ca dao Nam bộ là sự thuyết phục, là bày tỏ tình yêu của

chàng trai. Trong thực tế đời sống của cư dân Nam bộ, công việc câu cá cũng là một hoạt động lao động kiếm sống. Người ta hay dùng hai từ “ câu cơm “ để chỉ một hoạt động nào đó nhằm mục đích kiếm tiền, cụ thể hơn là kiếm tiền cho cuộc sống thường nhật của gia đình và bản thân. Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất mới nầy, việc bắt cá, câu cá là việc phổ biến, thường xuyên đồng thời là việc buộc phải làm. Cá trong sông, rạch rất nhiều nhưng phải câu, bắt mới có. Do vậy “ cá ăn câu “ trong ca dao mang ý nghĩa là một kết quả tốt cho chàng trai. Hình ảnh câu- cá khá phổ biến trong ca dao các miền. Sau đây là một trường hợp được ca dao Bắc bộ sử dụng:

Anh ngồi vực lở anh câu,

Khen ai xui giục con cá sầu không ăn, Con cá không ăn câu anh con cá dại,

dụng theo lối tư duy thuận chiều: cô gái yêu chàng trai thì mọi việc đều tốt đẹp, còn như không yêu là mất mát, dại khờ. Ca dao Nam bộ một mặt tiếp nối kiểu suy nghĩ ấy:

Cá không ăn câu thật là con cá dại, Bởi câu anh cầm, câu ngãi câu nhân.

Nhưng mặt khác, tác giả ca dao Nam bộ lại suy nghĩ theo kiểu “phản

đề”: không phải lúc nào yêu anh cũng đều tốt đẹp cả:

Cá không ăn câu thật là con cá dại, Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn. Cá không ăn câu chê rằng con cá dại, Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn.

Đó là kiểu tư duy phóng khoáng, luôn dành cho đối tượng nhiều khả

năng lựa chọn, thậm chí là sự lựa chọn ngược lại với ý định ban đầu.Vấn đề chỉ có chàng trai câu mà cô gái không câu trong ca dao Nam bộ, có thể lý giải rằng đây là phản ánh một tập quán xã hội: chàng trai phải bày tỏ tình yêu trước, phải chủ động trong quan hệ lứa đôi. Cô gái trong ca dao Nam bộ – với hình ảnh con cá – có thể chủ động chờ đợi, một hình thức tạo điều kiện thuận tiện cho đối tượng:

Con cá vẩn vơ núp tại bóng cầu, Chờ anh khác thể sao hầu chờ trăng.

Như vậy, hình ảnh cá, câu-cá trong ca dao Nam bộ phản ánh một nét của nền văn hóa vật chất, đó là công việc đánh bắt thủy sản, trường hợp cụ thể ở đây là nghề câu cá. Mối tương quan giữa câu và cá ở một số trường hợp, trong một chừng mực nào đó thể hiện cách suy nghĩ phóng khoáng của người Việt Nam bộ.

Sự cần cù, chịu khó của người lao động còn được thể hiện qua cách miêu tả như"suốt đêm lặn hụp" trên sông nước để mò tôm, bắt tép hay cấy đến "đỏ đèn", đến "chẳng thấy đường đi": (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mênh mông sông rộng cồn dài Suốt đêm lặn hụp nghèo hoài anh ơi. - Bánh tét đậu đen, đỏ đèn còn cấy Bước lên bờ chẳng thấy đường đi.

Ngoài cần cù chăm chỉ, người Nam Bộ cũng rất dũng cảm,lạc quan trong lao động. Sự dũng cảm thể hiện trong nghề đi biển:

- Em là con gái Bình Châu

Một thân vượt biển cho tàu ra khơi…

Bình Châu thuộc huyện Bình Đại, vùng này giáp biển nên người dân nơi đây hoạt động đánh bắt khá phát triển. Nghề biển là nghề khá nguy hiểm vì phải đối diện với sóng to gió lớn. Đây thường là nỗi lo sợ cho người làm nghề biển vì có khi bỏmạng ởbiển khơi:

"Anh đi ghe cá cao cờ

/ Ai nuôi cha mẹ ai thờ tổtiên ?".

Thế nhưng cô gái Bình Châu này không hề ái ngại, vẫn gan dạ "một thân", "cho tàu ra khơi" đánh cá. Đểrồi, sự dũng cảm đó được đền đáp. Niềm hân hoan của cô gái khi vượt qua trởlực thiên nhiên, thu được nguồn lợi lớn từ biển:

- … Bao ngày sóng nước chơi vơi

Thuyền em nhiều cá mọi nơi không bằng.

Sự lạc quan của người lao động được ca dao phản ánh qua hình thức sinh hoạt hò hát trong lao động. Hò hát là cách để người lao động xua tan những mệt nhọc, quên đi những chặng đường dài:

- Ghe bầu dọn dẹp kéo neo

Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan. - … Trước tui hò chơi đôi câu giải muộn Vậy chịem mình hòa cùng tui hò nghen. 2.2.1.2. Con người đi khai hoang

Như đã trình bày ở trên, trước đây ba thế kỷ Nam Bộ là vùng đất hoang vu với “rừng thiêng nước độc”, rắn, cá sấu, cọp và voi. Những người trồng tỉa ngày sau phải nhớ đến những “bậc tiền nhân”, “mở cõi”, đi khai hoang. Nhìn toàn cục đó là kết tinh của mồ hôi và xương máu của nhiều thế hệ kế tiếp nhau đầy cảnh hoang sơ lùi dần vào quá khứ.

Hình ảnh con người đi khai hoang hoàn toàn không có trong ca dao Bắc Bộ. Đó là do đặc điểm lịch sử từng vùng. Miền Bắc khai phá sớm, lúc đó chắc ca dao chưa được ghi lại nhiều, hơn nữa miền Bắc với địa thế, tài nguyên dễ dàng đưa vào sử dụng, không hoang vu như miền Nam nên cũng không phải khai phá nhiều. Chỉ ở ca dao miền Nam, công cuộc chinh phục thiên nhiên mới thực sự làm chúng ta kinh ngạc, khâm phục. Bắt đầu là cuộc khai khẩn miền Đông với lời khích lệ những bậc mày râu:

-Làm trai cho đáng thân trai

Phú Xuân đã trải , Đồng Nai đã từng

Rồi người đi lập nghiệp đến miền Tây:

-Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời. - Muốn ăn bông súng cá kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm -Bạc Liêu nước chảy lờ đờ

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.

cảm giác:

“Tới đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”

Vẫn biết rằng những lưu dân từ miền Trung đã quyết chí lập nghiệp, nhưng vẫn là con người giàu tình cảm thì làm sao họ không buồn cho được:

- U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường Gió đưa bông sậy dạ buốn nhớ ai. -Trời xanh kinh đỏ đất xanhĐỉa bu, Muỗi cắn làm anh nhớ nàng.

- Mênh mông trời nước một màu Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan.

Tâm trạng buồn- nhớ là tâm trạng rất thực : buồn trước cảnh hiu

quạnh, buồn vì xa xứ, nhớ thì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân yêu. Cái nhớ của người buộc phải lìa cố quán ra đi chấp nhận cực khổ , chết chóc vì rừng thiêng nước độc, thú dữ chứ không cam tâm chết vì bọn quan lại, địa chủ quê nhà. Trụ lại ở vùng đất mới,lưu dân bắt đầu cuộc sống mới :

Trai tứ chiếng, gái giang hồ Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên.

Những con người của “tứ chiếng giang hồ” nghĩa là của mọi miền quê tụ về đây. Câu ca dao trên là một lời nhận định, một kết luận khái quát, xác lập với lịch sử khai phá vùng đất nam bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch sử đã chứng minh những con người tiên phong đi khai phá đất mới ở phương nam đã bám đất bằng tất cả sức mạnh của đôi bàn tay, của ý chí vươn tới, của năng lực tổ chức, của tình đoàn kết chung lưng đấu cật. Ca dao Nam bộ đã ghi lại những hình ảnh cụ thể:

Sấu lôi ông Ngữ cắm đầu xuống sông (sưu tầm ở Phú Tân-An Giang) -Chiều chiều ông Lữ đi câu Sấu cắn ông Lữ biết đâu mà tìm (Ca dao Đồng Tháp)

Ông Ngữ, Ông Lữ là những con người mang tính tượng trưng, họ là những nông dân Nam Bộ với những cực nhọc, vất vả và không ít khó khăn công việc “phá sơn lâm, đâm hà bá”. Câu tục ngữ “nhất phá son lâm, nhì đâm hà bá” được truyền tụng khá phổ biến trong dân gian nam bộ, chỉ hai công việc: khai phá rừng hoang và đánh bắt thuỷ sản, hai việc mang lại cuộc sống no đủ cho những lưu dân thời kỳ đầu. Song, không phải lúc nào họ cũng gặt hái được kết quả mong muốn mà còn có lúc gặp thất bại, trả giá đắt.

Riêng bài ca dao về ông Lữ đã từng có mặt ở vùng Nam Trung Bộ:

“Chiều chiều ông lữ đi câu Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu ai mang -Chiều chiều ông lữ đi cày

Trâu tha gãy ách khoanh tay ngồi bờ.

Rõ ràng “ông Lữ” người đi khai phá, từ trung bộ khẩn hoang dần đến Nam trung bộ rồi vào nam bộ.

Ca dao Nam Bộ còn ghi lại tên tuổi ông Chưởng :

-Chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.

Ông Chưởng tức là ông Chưởng cơ Nguyễn hữu cảnh, trên đường

hành quân đã dừng lại một cù lao (huyện Chợ Mới hiện nay) của An Giang. Đoàn quân của ông đã phát hoang, canh tác trên cù lao này.

Không thể so sánh với ông Chưởng cơ- bậc khai quốc công thần của triều Nguyễn, ông Móm trong bài ca dao sau lại kém may mắn hơn:

Ruộng cò bay dặm dò truông cóc Cháu con ông Móm lăn lóc cơ hàn Ai xuôi khiến cảnh bẽ bàng

Mồ ông còn đó họ hàng chẳng thăm.

Vào đầu thế kỷ XVII, ông Móm là người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai phá vùng Truông Cóc (Đồn Sơn –Gò Công Tây –Tiền Giang) mở đầu cho những người lập nghiệp vùng này,. Nhưng buồn thay, ông lại bị họ hàng bỏ quên. Nhưng cũng có thể họ hàng của ông không còn ai nữa. Có một điều an ủi, nhân dân- tác giả bài ca dao vẫn còn ghi công ông “ryộng cò bay dặm dày…”.

Tóm tại, ca dao Nam Bộ đã ghi lại được hình ảnh của người đi khai phá đất mới. Đôi khi họ như những người lính ra đi không trở lại vì “Rừng thiêng nước độc, thú bầy”. Nhưng nét nổi bật của họ không phải là nỗi buồn nhớ mang mác mà là ý chí vượt gian nan, dũng cảm, gan góc với biết bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm để làm công việc “khai son phá thạch:, biến mảnh đất này từ hoang sơ trở thành nơi trù phú.

2.2.2. Hình ảnh “đôi ta” (người con gái – con trai)

2.2.2.1. Với tâm trạng phức tạp trong tình yêu, hôn nhân a. Bộc trực ngay trong tỏ tình

Ca dao tỏ tình và thề nguyền ở Bắc Bộ và Nam Bộ đều chiếm số lượng lớn trong ca dao tình yêu lứa đôi. Trong sự giống nhau đó, lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao hai miền có sự khác nhau, trai gái Nam Bộ có nhu cầu bày tỏ tình yêu nhiều hơn, ngược lại, trai gái Bắc Bộ nói đến thề nguyền nhiều hơn. Những lời tỏ tình và lời thề nguyền không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về mức độ. Số lời tỏ tình của nam, lời tỏ

tình của nữ trong ca dao Nam Bộ đều cao hơn so với số lời tỏ tình trong ca dao các vùng miền khác. Trong khi đó, lời ca dao là lời tỏ tình của cả nam và nữ (phiếm chỉ, không xác định rõ chủ thể trữ tình) và lời tỏ tình nam nữ đối đáp ở ca dao Bắc Bộ lại có số lượng nhiều hơn. Trong lời ca dao Bắc Bộ, ít thấy những câu tếu táo đùa vui hoặc những câu bày tỏ tình cảm một cách sầu bi, buồn thảm. Điều này trái ngược với ca dao Nam Bộ, nó chứa đựng cả hai thái cực. Với lời tỏ tình là lời của nam nữ đối đáp, trái lại với ca dao đối đáp Bắc Bộ là những lời đối đáp để vui, lời đố là những gì diễn ra xung quanh cuộc sống mà con người có thể hiểu ngay, lời ca dao nam nữ đối đáp Nam Bộ là câu đố để thử tài học vấn và trí thông minh như lối chơi chữ, chiết tự hoặc xoay quanh các điển cố, điển tích Trung Hoa. Trai gái Nam Bộ có cách đối đáp sắc sảo, đáo để chứ không nhẹ nhàng, từ tốn như ngoài Bắc.

Một điểm không thể không nhắc tới là người Nam Bộ rất bộc trực, thẳng thắn trong tình cảm. Nếu như người Bắc Bộ có cách thể hiện tình cảm vòng vo, bóng gió, ưa triết lý với ngôn ngữ chau chuốt thì người Nam Bộ lại thể hiện tình cảm vừa bộc trực, thẳng thắn, ưa hành động, vừa hóm hỉnh, độc đáo với ngôn từ chân thực, sinh động. Các chàng trai, cô gái Bắc Bộ thường mượn việc lao động, mượn việc chăm sóc mẹ già, mượn những đồ vật xung quanh như áo, khăn, yếm… để nói chuyện tình yêu. Vượt qua những khuôn phép làng xã và đạo đức phong kiến như “nam nữ thụ thụ bất thân”, hình ảnh “nụ hôn” đã xuất hiện trong ca dao tình yêu lứa đôi Nam Bộ mà không thấy ở ca dao miền Bắc. Ca dao Nam Bộ phản ánh được tính cách này nhất là các bài về chủ đề tình yêu lứa đôi. Sự bộc trực, thẳng thắn biểu hiện qua cách nói vào thẳng vấn đề. Trong chặng tình cảm đầu tiên là gặp gỡ, ướm hỏi, CD-DC Bắc Bộ bóng gió xa xôi bằng hình ảnh "mận", "đào", "vườn hồng":

- Đến đây mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?

Với người Nam Bộ là những câu hỏi trực tiếp buộc người đối diện phải trả lời:

- … Nghe người ta bảo em chưa chồng phải hôn ? - …Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa?

Sự bộc trực, thẳng thắn còn biểu hiện qua quan niệm vềtình yêu, hạnh phúc. Trong ca dao, tình yêu hạnh phúc được bày tỏ rõ ràng, nhất quán theo triết lý của người lao động:

- Gái xứ này biết cày biết cấy Biết chèo ghe gánh lúa giữa đồng. Anh nào chữ nghĩa không thông

Một phần của tài liệu Những hình ảnh thường gặp trong ca dao Nam Bộ trong đối sánh với Bắc Bộ (Trang 52 - 74)