MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAM RÔNG:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện đam rông lâm đồng (Trang 32 - 37)

CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAM RÔNG:

Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, để công tác thu thuế đạt hiệu quả thì ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng thì yếu tố con người là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng nhân sự của bộ phận thu thuế:

 Một số xã có số lượng doanh nghiệp rất nhiều trong khi chỉ có một viên chức quản lý. Điều này chứng tỏ thực trạng nhân sự ở Chi cục thuế huyện Đam Rông là đang rất thiếu, số lượng công chức tính đến thời điểm này là 52 người, trong khi để có thể công tác hiệu quả thì cần khoảng 80 người.

 Kiến thức về kế toán của viên chức đôi khi còn hạn chế dẫn tới hiệu quả thu thuế không cao.

 Lực lượng thu thuế còn thiếu chuyên viên chính nên việc triển khai thu thuế gặp nhiều khó khăn.

Một số tồn tại khác:

 Khối lượng doanh nghiệp bỏ trốn và hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn ngày càng tăng. Tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu tốn rất nhiều công sức, thời gian nhưng lại chưa có quy định mang tính pháp lý trong xử lý đối với hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn.

 Việc cung cấp tài liệu, giải trình bổ sung của doanh nghiệp chưa đúng, và chậm trễ nên ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác thu thuế.

 Đội thu thuế được phân công nhiệm vụ nhận dự toán thu, kiêm luôn vấn đề rà soát và đốc thu nợ đọng và cưỡng chế; điều này rất mất thời gian và gây nhiều phiền toái trong quá trình thực hiện

 Do phải rà soát lại hồ sơ đã xử lý các năm trước nên việc triển khai công tác còn chậm, chưa tập trung hết vào các doanh nghiệp có quy mô lớn

 Việc xác minh hóa đơn và trả lời xác minh hóa đơn gần như thực hiện bằng thủ công chiếm rất nhiều thời gian và công sức; trong khi số lượng hóa đơn cần xác minh quá nhiều (các cơ quan thuế thường in bảng kê hóa đơn đầu ra, đầu vào để gửi xác minh) gây áp lực quá tải trong nội bộ ngành.

 Các công văn, văn bản hướng dẫn do Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đưa ra chưa rõ ràng nên phát sinh nhiều vướng mắc. Và đôi khi thay đổi liên tục dẫn đến việc cập nhật cũng như áp dụng gặp nhiều khó khăn không chỉ riêng doanh nghiệp; mà đối với ngành thuế cũng phát sinh nhiều vướng mắc.

II. NHIỆM VỤ NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP DO CHI CỤC THUẾ

ĐƯA RA:

1.Nhiệm vụ thu thuế tại Chi cục năm 2010:

Số giao dự toán năm 2010 cho Chi cục thuế là 137.400triệu đồng, trong đó ngoài quốc doanh là 124.700 triệu đồng. Trong tình hình có nhiều thay đổi về các chính sách thuế đặc biệt là việc Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong xã hội, để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Cục thuế thành phố giao.

2. Giải pháp thực hiện do Chi cục thuế đưa ra:

Chi cục thuế sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong tình hình có nhiều thay đổi về các chính sách thuế đặc biệt là việc Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 có ảnh

hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong xã hội, để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Cục thuế thành phố giao. Chi cục thuế huyện Đam Rông đề ra các giải pháp sau:

2.1 Các giải pháp chung như sau:

2.1.1 Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ kịp thời theo quy định của Pháp luật. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu: tổ chức các hình thức tuyên truyền Luật quản lý thuế, thường xuyên theo dõi sát tình hình phát triển kinh tế theo từng lĩnh vực, ngành nghề để xác định mức tăng trưởng, thu nộp ngân sách chính xác, nắm sát tình hình đăng ký kinh doanh, ngưng nghỉ của cơ sở kinh doanh, đảm bảo quản lý đầy đủ cơ sở kinh doanh, quản lý việc thu nộp đầy đủ các nguồn phát sinh.

2.1.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về các chính sách thuế đặc biệt là Luật thuế Thu nhập cá nhân nhằm nâng cao ý thức người dân trong kê khai và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

2.1.3 Tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.

2.1.4 Kiểm soát và xử lý các khoản nợ đọng thuế, đôn đốc thu thuế nợ đọng, triển khai các biện pháp theo dõi nợ và biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi số nợ đọng thuế kiên quyết không để nợ kéo dài.

2.1.5 Trong giải quyết công việc phải theo đúng chính sách pháp luật, đúng quy trình, đúng kế hoạch đã đề ra, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

2.1.6 Triển khai tốt các phần mềm ứng dụng tin học, đảm bảo được việc khai thác số liệu phục vụ trong công tác.

2.2 Những giải pháp cụ thể:

2.2.1 Phát động phong trào thi đua trong cơ quan, gắn thi đua với trách nhiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.2 Mở rộng các hình thức tuyên truyền về thuế đặc biệt là thuế TNCN: qua loa phát thanh, qua các buổi họp tổ dân phố, tăng cường thêm các pano tuyên truyền tại các điểm tập trung dân cư như chợ, trường học…và một số tuyến đường trung tâm nhằm nâng cao ý thức của người nộp thuế.

2.2.3 Song song với tuyên truyền, vận động, cần có chế độ ưu đãi khen thưởng, khuyến khích thỏa đáng đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán và nộp đủ thuế cho Nhà nước.

2.2.4 Thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu, so sánh số liệu kê khai nhằm đề ra những kế hoạch kiểm tra (có trọng điểm rõ ràng) đồng thời phải giám sát tiến độ thực hiện, đánh giá kết quả để đảm bảo hiệu quả mang lại tránh kiểm tra mang tính chất tràn lan, hình thức.

2.2.5 Tổ chức, phân công công việc một cách hợp lý nhằm đảm bảo các hồ sơ kê khai của đối tượng thuộc diện tự khai tự nộp phải được kiểm tra 100%. Mạnh dạn phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt và chưa tốt để có sự tập trung cao hơn đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm

đồng thời tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp có số âm thuế GTGT liên tục nhưng không do xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm (chú trọng các cơ sở kinh doanh thuộc ngành thương mại, dịch vụ, ăn uống), những đơn vị có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đưa các doanh nghiệp này vào kế hoạch kiểm tra trong năm 2010.

2.2.6 Thường xuyên thực hiện đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, hạn chế thấp nhất các khoản nợ phát sinh. Từng cán bộ thuế phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện đúng các bước trong quy trình quản lý thu nợ, có sự phối hợp đồng bộ giữa các đội quản lý Kiểm tra, Đội thuế liên phường và Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo tính liên tục trong việc áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản nợ thuế.

2.2.7 Nắm chắc mức độ hoạt động của từng đối tượng, từng ngành nghề, từng mặt hàng sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm, thời vụ, tổ chức điều tra, xác minh lại doanh thu, mức thuế đúng với thực tế, chống thất thu về doanh số.

2.2.8 Tiếp tục triển khai và ứng dụng các phần mềm quản lý, thường xuyên kiểm tra số liệu đưa vào cũng như lỗi phần mềm ứng dụng nhằm đảm bảo tốt việc khai thác thông tin trên hệ thống máy.

2.2.7 Thực hiện cải cách hành chính thuế qua việc công khai các quy trình, thủ tục liên quan, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

2.2.8 Để đạt được tất cả những việc trên mỗi CBCC phải tự mình xác định trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về công việc được phân công, có tinh thần học hỏi về các lĩnh vực như nghiệp vụ chuyên môn, tin

học… để hiệu quả công việc mang lại ngày càng cao hơn và qua đó có sự đánh giá năng lực làm việc của từng viên chức sát thực hơn để có những khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tại chi cục thuế huyện đam rông lâm đồng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w